Thuế Thu Nhập Cá Nhân Là Gì? Cách Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân

Cập nhập ngày : 01/08/2023 bởi Mai Xuân Tiến

Việc nộp thuế thu nhập cá nhân là trách nhiệm của mỗi công dân đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Mặc dù rất nhiều người phải đóng thuế thu nhập cá nhân nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu được cách tính thuế thu nhập cá nhân cụ thể là sao? Cách thức thu thuế của nhà nước là như thế nào? Vậy trong bài viết dưới đây Chiasevaytien.com sẽ cùng bạn tìm câu trả lời cho câu hỏi thuế thu nhập cá nhân là gì ?

Phần 1
Thuế thu nhập cá nhân là gì? Khái niệm 

Khoản tiền kiếm được từ lương hoặc các nguồn thu khác của người lao động theo quy định của nhà nước là bắt buộc phải nộp lại một phần vào ngân sách nhà nước. Phần đóng thuế này sẽ được tính sau khi mức lương đã được trừ đi các khoản các giảm khác từ mức thu nhập cá nhân. Đây được gọi là thuế thu nhập cá nhân. 

Theo yêu cầu của thuế thu nhập cá nhân thì việc đóng thuế được xây dựng trên khả năng thu nhập của mỗi cá nhân nên cần phải công bằng. Những người có có thu nhập thấp, hoặc thu nhập chỉ đủ đảm bảo nuôi sống gia đình ở mức cơ bản thì không cần phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Từ đó có thể thấy chênh lệch giàu nghèo trong xã hội cũng được giảm một cách đáng kể bằng việc đóng thuế thu nhập. Những thành phần phải nộp thuế thu nhập cá nhân là những người cư trú hoặc không cư trú tại Việt Nam. 

  • Những đối tượng đăng ký cư trú tại Việt Nam thì khoản thuế thu nhập cá nhân phải đóng là được tính trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam, nơi trả thuế có thể là bất cứ đâu. 
  • Những đối tượng không đăng ký cư trú tại Việt Nam, thì khoản thuế thu nhập cá nhân phải đóng là được tính được  phát sinh tại Việt Nam, nơi trả thuế có thể là bất cứ đâu.

Xem thêm  : Hướng dẫn tra cứu mã số thuế cá nhân năm 2020

Phần 2
Thu nhập bao nhiêu là bắt đầu phải đóng thuế thu nhập cá nhân? 

Theo Điều 22 năm 2007 về việc đóng thuế thu nhập cá nhân có sửa đổi và bổ sung và có chỉ ra rằng những người có thu nhập từ việc kinh doanh, có lương thì sẽ phải đóng theo hình thức lũy tiến từng phần với 7 bậc cùng với mức đóng thuế tương ứng là từ 5 đến 35%. Bảng chi tiết phía dưới đây: 

Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) Thuế suất (%)
1 Đến 60 Đến 5 5
2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10
3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15
4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20
5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25
6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30
7 Trên 960 Trên 80 35

Biểu thuế phía trên áp dụng cho những người có thu nhập từ việc kinh doanh, tiền lương hàng tháng sau đó trừ các khoản bảo hiểm như là xã hội, y tế, thất nghiệp, trách nhiệm. Thuế được áp dụng sau khi đã trừ các khoản trên.  

Dựa vào  biểu thuế này có thể thấy sẽ tính thuế cho những người có phần tiền được tính đến 5 triệu đồng/tháng. Những lại có một số người nhầm lẫn rằng,  thuế thu nhập cá nhân bị tính khi thu nhập là 5 triệu đồng/tháng.

Cụ thể, 5 triệu đồng/tháng là khoản tiền còn lại sau khi đã bị trừ sẽ bị tính thuế. Nghĩa là tổng thu nhập trên một tháng - các khoản phải thu sẽ ra được số tiền phải đóng. Thông thường, thuế thu nhập cá nhân sẽ áp dụng cho người có tổng thu nhập tối thiểu là 9 triệu đồng một tháng. 

Xem thêm : Hướng dẫn tra cứu ngày cấp mã số thuế mới nhất

Phần 3
Cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2020

Việc tính thuế thu nhập cá nhân theo tiền lương, tiền công sẽ được tính dựa trên cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú

Đối với cá nhân cư trú

Với đối tượng là khách hàng cá nhân cư trú sẽ được chia thành 2 trường hợp

Trường hợp I : Cá nhân ký hợp đồng lao đồng từ 3 tháng trở lên

Đối với cá nhân ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên , sẽ được áp dụng công thức tính thuế thu nhập cá nhân đó là

Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Trong đó :

  • Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ
  • Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập - Các khoản thu nhập được miễn thuế

Với công thức trên , người ta sẽ áp dụng phương pháp tính thuế lũy tiến từng phần , cụ thể như sau :

Bậc Thu nhập tính thuế /tháng Thuế suất Tính số thuế phải nộp
Cách 1 Cách 2
1 Đến 5 triệu đồng (trđ) 5% 0 trđ + 5% TNTT 5% TNTT
2 Trên 5 trđ đến 10 trđ 10% 0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ 10% TNTT - 0,25 trđ
3 Trên 10 trđ đến 18 trđ 15% 0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ 15% TNTT - 0,75 trđ
4 Trên 18 trđ đến 32 trđ 20% 1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ 20% TNTT - 1,65 trđ
5 Trên 32 trđ đến 52 trđ 25% 4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ 25% TNTT - 3,25 trđ
6 Trên 52 trđ đến 80 trđ 30% 9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ 30 % TNTT - 5,85 trđ
7 Trên 80 trđ 35% 18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ 35% TNTT - 9,85 trđ

Để hiểu rõ hơn về Công ty tính thuế thu nhập cá nhân thì chúng ta tìm hiểu qua 1 ví dụ

Giả sử Ông A có ký hợp đồng lao động với một Công ty B Có mức thu nhập từ tiền lương hàng tháng đó là

  • Lương thực tế : 30 triệu
  • Đóng bảo hiểm (BHXH 8%, BHYT 1,5%, BHTN 1%) trên mức lương 20 triệu
  • Không có người phụ thuộc

Như vậy Thì thuế thu nhập cá nhân của Ông A cần phải đóng là :

Các khoản giám trừ :

- Giảm trừ gia cảnh cho bản thân : 9 triệu

- Tiền đống bảo hiểm bắt buộc = 20 triệu * (8% + 1,5% + 1%) = 2,1 triệu

Tổng khoản tiền giảm trừ = 9 triệu + 2,1 triệu =  11,1 triệu

- Thu nhập tính thuế = 30 triệu - 11,1 triệu  = 18,9 triệu

Thuế thu nhập cá nhân = 1.95 triệu + [20% * (18,9 triệu – 18 triệu)] = 2,13 triệu hoặc = 20% * 18,9 triệu – 1,65 triệu = 2,13 triệu.

Như vậy Ông A với mức lương 30 triệu và khoản đóng bảo hiểm trên mức lương 20 triệu thì sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân là 2,13 triệu 

Trường hợp 2 : Cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng và có tổng mức trả thu nhập từ 2.000.000 đồng trở lên

Đối với trường hợp này Thuế thu nhập cá nhân sẽ được áp dụng thuế suất là 10% , Và công thức cụ thể đó là :

Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 10%

Ví dụ:

Anh A có ký hợp đồng thời vụ với công ty B có thời hạn hợp đồng 2 tháng , với mức lương là 3 triệu đồng tra lương hàng tháng thì mức thuế thu nhập cá nhân mà Anh A phải đóng đó là

Thu nhập tính thuế = 3.000.000 đồng x 10% = 300.000 đồng/tháng

Đối với cá nhân không cư trú

Đối với cá nhân không cứ trú sẽ được tính thuế thu nhập cá nhân theo công thức :

Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 20%

Trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam, Vậy nên Công thức tính thuế thu nhập cá nhân từ  tiền lương, tiền công sẽ được tính như sau

Với cá nhân người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Đối với trường hợp cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam

Với cá nhân người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Đối với các trường hợp cá nhân người nước ngoài hiện diện tại Việt Nam:

Trong đó :

  • Tổng số ngày làm việc trong năm được tính theo chế độ quy định tại Bộ Luật Lao động của Việt Nam.
  • Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam nêu trên là các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động.

Xem thêm  : Hướng dẫn tra cứu mã số thuế doanh nghiệp cập nhập 2020

Phần 4
Những trường hợp được miễn thuế thu nhập cá nhân 

Theo điều  4 Luật Thuế thu nhập cá nhân  Nghị định 65/2013/NĐ-CP có chỉ ra thêm một số điều khoản áp dụng cho việc giảm trừ thuế thu nhập cá nhân cho một số trường hợp đặc biệt cụ thể là: 

  • Nếu có chuyển nhượng bất động sản sẽ không phải đóng thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp đấy là chuyển nhượng giữ những người thân như là vợ chồng, bố mẹ, con cái,..
  • Nếu cá nhân  chỉ có một nhà ở, đất hoặc một bất động sản ở duy nhất thì cũng không phải đóng thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp chuyển.  nhượng nhà ở
  • Đất của cá nhân được nhà nước phân thì cũng không phải đóng. 
  • Người thân được thừa kế bất động sản cũng không phải đóng thuế thu nhập cá nhân. 
  • Phần lương thưởng thêm từ việc làm thêm giờ hoặc làm ngoài giờ quy định cũng không phải đóng thuế thu nhập cá nhân
  • Tiền lãi gửi tại các tổ chức tín dụng hoặc bảo hiểm cũng không phải đóng thuế 

Miễn thuế thu nhập cá nhân

Miễn thuế thu nhập cá nhân

Xem thêm  : mã số thuế là gì ? Các thông tin liên quan đến mã số thuế 

Phần 5
Phạt thuế cho người nộp chậm là bao nhiêu

Theo quy định điểm a, điểm b khoản 2 Điều 34 dựa vào thông tư 156/2013/TT-BTC sẽ xử phạt đối với người nộp chậm thuế như sau: 

  • Phạt  0.03%/ngày cho đối tượng nợ tiền thuế  phát sinh kể từ ngày 01/7/2016, và phí được tính thêm dựa trên số tiền nộp chậm 
  • Trước hoặc sau ngày 01/7/2016 phí phạt nợ thuế phát sinh sẽ được tính là: 

Số tiền phạt phải nộp nếu nộp chậm  nhỏ hơn 90 ngày thì  được xác định là: 

  • Số tiền phạt = Số tiền thuế nộp muộn x 0,05% x Số ngày nộp muộn

Số tiền phạt phải nộp nếu nộp chậm lớn hơn 90 ngày thì  được xác định là: 

  • Số tiền phạt = Số tiền thuế nộp muộn x 0,07% x Số ngày nộp muộn -  - 90 ngày

Từ 01/01/2015 đến trước  01/7/2016 tiền phạt nộp thuế chậm sẽ được tính là 0,05%/ngày

Trên đây là một số thông tin quan trọng liên quan đến thuế thu nhập cá nhân mong rằng qua đây sẽ giúp bạn hiểu hơn và thực hiện đúng theo quy định của nhà nước, tránh làm thất thoát ngân sách nhà nước 

Bài viết quan tâm

Chia sẻ : facebook
1
Để Lại Phản Hồi Bình Luận/Đánh Giá
0 0 lượt đánh giá
avatar

    Bạn hãy là người bình luận đầu tiên !