Cập nhập ngày : 07/12/2024 bởi
Tin đồn Lazada lừa đảo là một việc làm hết sức tai hại và ảnh hưởng đến uy tín của sàn thương mại cũng như niềm tin của khách hàng dành cho Lazada
Hiện nay đã xuất hiện một số tình huống gây hiểu lầm và khách hàng nghĩ rằng Lazada lừa đảo. Thực hư câu chuyện này ra sao và liệu Lazada có lừa đảo hay không? Những tình huống giả danh như thế này gây nguy hại ra sao? Mời quý khách hàng tham khảo thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây.
Có thể thấy công nghệ mà bọn tội phạm ngày nay áp dụng vô cùng tinh vi. Trong đó việc tung ra tin Lazada lừa đảo trúng thưởng đã nhận được sự hoài nghi của phía người tiêu dùng. Khi những người này khi đã biết mình bị lừa sẽ có cái nhìn tiêu cực và cho rằng Lazada lừa đảo. Từ đó mất niềm tin và không coi đây là một trong những sàn giao dịch ưa thích để mua sắm nữa.
Cùng điểm qua một số những hình thức lừa đảo mới của bọn tội phạm để quý khách hàng tiện theo dõi và có phương pháp chủ động đề phòng.
Lừa đảo khách hàng nhận được quà khuyến mãi kèm theo phải trả phí, trả chuyển hàng cho những đơn hàng với phí chuyển rất lớn nhằm đánh lừa người thân của những người đã đặt hàng qua Lazada.
Bên cạnh đó, một chiêu trò tinh vi là việc tự động lên những đơn hàng dựa vào những thông tin cá nhân mà bằng cách nào đó, những kẻ gian thương này có được thông tin từ Lazada. Chúng gọi điện thông báo đến khách hàng về việc xác nhận đơn hàng trên Lazada và yêu cầu người này phải thanh toán tiền với một số tiền nhất định.
Tuy nhiên khi nhận được hàng thì những đơn hàng đó có chất lượng vô cùng kém, nếu như không nói là không dùng được. Do vậy việc làm này chắc chắn sẽ làm giảm đi sự đánh giá cao từ phía khách hàng dành cho những dịch vụ của sàn thương mại điện tử Lazada .
Gần đây, nhiều người là thành viên các diễn đàn ngân hàng liên tục nhận được lời mời kết bạn Facebook từ những người để ảnh đại diện khác giới.
Phần lớn những tài khoản này đều để ảnh đại diện là những trai xinh, gái đẹp kèm hồ sơ làm việc tại Vietcombank.
Theo phản ánh của nhiều người, các đối tượng thường gửi lời kết bạn rồi chủ động nhắn tin làm quen với một “văn mẫu” quen thuộc: “Chào em/anh, hôm thứ Bảy tuần trước anh/em có gặp em/anh ở đám cưới bạn X”, hoặc “gặp ở nhà hàng Y”.
"Văn mẫu" làm quen của các đối tượng.
Sau khi người được kết bạn trả lời không phải, các đối tượng này nhanh chóng xác nhận rằng mình “đã nhầm”, rồi tiếp tục nhắn tin làm quen vì “coi như có duyên”.
Sau vài câu chào hỏi, các đối tượng liền xin số điện thoại, zalo, hoặc viber. Nếu tiếp tục bắt chuyện, cái đích cuối cùng của cuộc nói chuyện là nhờ… xử lý đơn hàng Lazada.
“Mọi người cho em hỏi: Dạo gần đây mọi người có nhận được nhiều lời mời kết bạn từ mấy bạn nam có ngoại hình sáng, profile làm Vietcombank kết bạn không ạ? Kết bạn xong vô chào hỏi rồi kiếm cớ là gặp ở chỗ này chỗ kia rồi. Người thì gặp ở quán ăn, người thì gặp ở đám cưới này kia. Nói được 3 câu thì xin viber hoặc zalo. Mà mình chưa biết mục đích để làm gì. Chỉ trong 2 ngày mà hơn 10 người. Cùng một mở bài giống nhau. Mong nhận được chia sẻ từ mọi người ạ", đây là chia sẻ của một thành viên nữ trong một diễn đàn dành cho giới ngân hàng.
Thắc mắc của cô gái trẻ này lập tức nhận được loạt bình luận của hàng trăm thành viên khác nhau, tất cả cùng xác nhận họ cũng nhận được lời mời kết bạn kèm tin nhắn làm quen với nội dung tương tự.
Thậm chí, ngay chính cô gái này cũng không ngờ bài đăng của mình lại nhận được nhiều tương tác đồng cảm như vậy.
L.R, một nhân viên làm việc tại Vietcombank Hà Nội cho hay, chị được một nam thanh niên gửi lời kết bạn kèm lời giới thiệu bản thân rất “hoành tráng”: “Anh làm quản lý nhà hàng, một tháng có 20 triệu với công việc phụ xử lý thanh toán đơn Lazada được 60-70 triệu. Tháng nào may mắn thì được 80 triệu hơn, còn xu cà na (xui xẻo – tiếng lóng của giới trẻ - PV) thì 50 triệu đổ lại thôi em ạ. Nhờ bạn của anh giới thiệu công việc này anh mới được như hôm nay.”
Đối tượng lừa đảo thường khoe có thu nhập cao, dùng ảnh người khác làm ảnh đại diện Facebook.
Chị N.T.T, một nhân viên đang làm việc tại SCB cho biết, chị cũng nhận được tin nhắn tương tự. Sau khi nhắn tin qua lại, nam thanh niên nhờ chị tải app Lazada rồi săn mã giảm giá bằng cách thanh toán đơn hàng.
“Chăm sóc khách hàng gửi thông tin thanh toán cho em. Em thanh toán vào tài khoản của Chăm sóc khách hàng, nhớ chụp lại bill gửi lại cho họ xác nhận nhé. Xong anh hướng dẫn em nhận lại tiền hàng.” – đối tượng dụ chị N.T.T thanh toán đơn hàng.
Sau khi bị từ chối, đối tượng tiếp tục thuyết phục chị N.T.T: “Em làm đi, nếu họ không hoàn tiền thì anh sẽ hoàn cho em”.
Chị V.M.H, một cán bộ làm việc tại Hội sở Vietcombank tại Hà Nội cũng nhận được lời mời kết bạn kèm tin nhắn làm quen của một người tự giới thiệu đang làm việc tại Vietcombank.
Tuy nhiên, sau vài câu kiểm tra cơ bản, chị đã nhận ra người này không phải là nhân viên ngân hàng. Đoán chắc là đối tượng lừa đảo nên chị nhanh chóng block (chặn) tài khoản Facebook này để đỡ bị làm phiền.
Chị T.N, chuyên viên tư vấn tại một công ty chứng khoán cho hay, chị nhận được tin nhắn làm quen từ một người tự xưng là “Quản lý công nhân Samsung”. Tuy nhiên, Facebook người này lại để hồ sơ “Chuyên viên tín dụng Vietcombank”. Ngoài công việc chính, thời gian rảnh rỗi người này còn “xử lý đơn hàng cho Lazada”.
Đặc điểm của các đối tượng này là thường lấy ảnh của người khác để sử dụng cho các trang Facebook với mục đích lừa đảo. Phần lớn đều là những hình ảnh “trai xinh gái đẹp” có cuộc sống sang chảnh, thường đi du lịch hoặc ăn uống ở nhà hàng sang trọng, có xe hơi đắt tiền,…
Chị J.T, một cán bộ đang làm việc tại Ngân hàng BIDV cho biết, chị nhận được lời mời kết bạn của tài khoản Facbook có tên A.T, người này giới thiệu đang làm việc tại Vietcombank. Tuy nhiên, chị nhanh chóng phát hiện ra đây là tài khoản giả mạo vì ảnh đại diện lại chính là …đứa em hay chơi cầu lông cùng chị.
Theo chia sẻ của những người có kinh nghiệm, sau khi nhắn tin làm quen, các đối tượng sẽ nhờ tính hộ đơn hàng Lazada hoặc Shopee, hoặc giao dịch chênh lệch USD, hoặc xử lý dữ liệu,…
Điểm chung của các loại hình “nhờ vả” này là người được nhờ được yêu cầu nạp tiền vào, nếu may mắn thì sẽ được thanh toán trong 1-2 lần đầu, hoặc ngay lập tức các đối tượng sẽ chặn liên lạc sau khi nhận được tiền.
Những tin nhắn cảnh giác của các banker.
Thực tế các chiêu thức lừa đảo này không còn mới lạ, đó chỉ là “phiên bản nâng cấp” của những hình thức lừa đảo từng phổ biến như: “Tuyển cộng tác viên Lazada, Tiki, Shopee” xuất hiện dưới dạng tin nhắn hoặc bài đăng trên Facebook.
Sau khi hình thức lừa đảo này bị phát giác, các đối tượng chuyển hướng sang giả danh trang Fanpage của các doanh nghiệp, rao tuyển cộng tác viên xử lý đơn hàng.
VietNamNet cũng từng cảnh báo về hiện tượng lừa đảo thông qua hình thức tuyển “cộng tác viên lồng tiếng”. Các nạn nhân được mời vào nhóm chat Telegram. Người tham gia được yêu cầu chuyển khoản số tiền tương đương giá bán sản phẩm được chỉ định sẵn và được trả lại 10% hoa hồng kèm số tiền đã chuyển.
Tuy nhiên, sau vài lần chuyển trả lại tiền để tạo lòng tin, các đối tượng giải tán nhóm chat và lặn mất tăm cùng số tiền mọi người đã chuyển. Lúc này, các nạn nhân liên hệ với chính công ty bị mạo danh thì mới biết mình bị lừa.
Bằng việc khởi tạo đơn hàng, chuyển tiền gỡ đơn hàng, khi hàng được thông báo bán xong thì nhận lại tiền vốn cộng khoản lợi nhuận (hoa hồng phần trăm)… nhiều người bị lừa từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng rất nhanh gọn.
Mới đây, một phụ nữ ở TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu tên C.A nhận được lời mời hợp tác kinh doanh online khá hấp dẫn sau khi lướt Facebook.
Số tiền ban đầu để chị C.A làm nhà bán lẻ online chỉ 1 triệu đồng, số tiền hoa hồng liên tục được cộng dồn cho những đơn sau, chỉ trong vài ba ngày, chị đã có lợi nhuận bằng số vốn bỏ ra.
Tuy nhiên, tại đơn hàng sau cùng trị giá tới 40 triệu đồng, chị đã không thể rút tiền. Đổ thừa hệ thống bị lỗi, “nhà cung cấp” yêu cầu chị C.A nạp thêm tiền để gỡ đơn và nhận lại tiền cộng mức hoa hồng hấp dẫn. Vừa tiếc tiền vừa ham lãi, chị C.A quyết định bỏ thêm 60 triệu, nhưng khi tiền vào thì “nhà cung cấp” cắt toàn bộ liên lạc với chị.
Các đối tượng lợi dụng MXH để tuyển CTV, lôi kéo nạn nhân. (Ảnh: FBVN).
Một trường hợp khác là anh M.T, anh nhận được tin nhắn từ một người bạn bên Mỹ nhờ mở một tài khoản chuyển đơn để rút tiền dùm.
Người bạn này cho biết, đang làm đại lý kinh doanh online bán lẻ trong hệ thống Walmart. Qua việc chuyển đơn, tiền và hoa hồng, anh M.T còn được bạn đề nghị tham gia, thậm chí cho anh mượn 300 USD để “khởi nghiệp”.
Sau khi vào hệ thống, anh M.T được giới thiệu hệ thống có 4 cấp độ kinh doanh, thấp nhất 60 đơn hàng, cao nhất 120 đơn hàng, hàng ngày khi có thông báo có đơn hàng, nhà đầu tư phải chuyển tiền vào để gỡ.
Ban đầu anh gỡ đơn với giá trị thấp, vài trăm USD. Khi đơn hàng lên đến 900 USD, thì hệ thống báo kẹt đơn.
Để gỡ đơn hàng này, anh M.T phải nộp thêm hơn 1.100 USD. Vì muốn lấy ra 900 USD kẹt trong tài khoản, anh chuyển thêm tiền và mất hết số tiền 2.000 USD. Hệ thống khóa và chặn hết các giao dịch, người bạn kia cũng biến mất.
Nguồn : https://vietnamnet.vn/chieu-tro-lua-dao-gia-lam-nhan-vien-ngan-hang-tuyen-xu-ly-don-hang-2163776.html
Để phòng tránh được những tin đồn Lazada lừa đảo sàn thương mại điện tử Lazada xin kiến nghị với người dùng lưu ý đến những trường hợp sau.
Đối với những trường hợp tự xin là nhân viên của Lazada gọi điện đến thông báo quý khách hàng trúng thưởng. Cần phải tuyệt đối cảnh giác và gửi ngay thông tin này về cho bộ phận chăm sóc khách hàng của Lazada thông qua đường dây nóng hoặc thông báo ngay trên Fanpage của Lazada để yêu cầu xác nhận rõ thông tin.
Tất cả những quà tặng mà Lazada triển khai đều được tiến hành miễn phí vận chuyển và quý khách hàng nếu có trúng thưởng sẽ không phải trả bất kỳ những khoản phí phụ nào khác. Lazada chỉ nhận các đơn hàng ở mục đang giao trên ứng dụng của mình.
Đồng thời Lazada khuyên quý khách hàng nếu thường xuyên mua hàng tại sàn thương mại điện tử của chúng tôi. Nên tải và cài đặt ứng dụng Lazada để tiến hành theo dõi hành trình của đơn hàng.
Bên cạnh đó, quý khách hàng cần phải nâng cao tinh thần cảnh giác và tìm hiểu những thông tin. Và tỉnh táo trước những thủ đoạn tinh vi và nguy hiểm của những kẻ trục lợi từ Lazada. Cần phải theo dõi những tài khoản mạng xã hội và quảng cáo sản phẩm. Những dịch vụ nào gọi là mạo danh Lazada thông báo ngày đến hotline của chúng tôi.
Trên đây là một số thông tin về các thủ đoạn tinh vi nhằm tạo tin đồn Lazada lừa đảo và có những động cơ lừa đảo khách hàng. Để lấy tiền và làm giảm uy tín của Lazada Mọi chi tiết xin liên hệ ngay đến Lazada để phản ánh những thông tin thất thiệt.
Bạn hãy là người bình luận đầu tiên !