Cập nhập ngày : 01/08/2023 bởi
Lợi nhuận ròng được biết đến là thước đo lợi nhuận của doanh nghiệp khi đã trừ đi các chi phí và thuế. Một doanh nghiệp mà có hoạt động tốt, quy mô rộng và có tiềm năng phát triển trong tương lai thì sẽ có lợi nhuận ròng cao và tốc độ tăng đều đặn theo từng năm. Chúng ta cùng tìm hiểu lợi nhuận ròng qua bài viết dưới đây của chiasevaytien.com nhé!
>>>>> Click vào xem ngay Cách tính ngày đáo hạn mới nhất 2020
Lợi nhuận ròng hay còn gọi với tên khác là lãi thuần, thu nhập ròng hay lãi ròng. Lợi nhuận ròng được hiểu là số tiền còn lại sau khi thanh toán tất cả các khoản chi phí, lãi suất, cổ tức ưu đãi và thuế trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp tại năm tài chính. Lợi nhuận ròng chủ yếu thu được từ hoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp, được tính dựa vào chênh lệch giữa doanh thu của hoạt động kinh doanh với chi phí hoạt động kinh doanh, đã bao gồm giá sản phẩm và dịch vụ tiêu thụ…
Lợi nhuận dòng là gì
Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu – tổng chi phí = Tổng doanh thu của doanh nghiệp – (10% VAT + 30% chi phí hoạt động) – 20% thuế TNDN
Ta giả sử:
A = tổng doanh thu của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.
B = 10% VAT của doanh nghiệp phải chịu thuế GTGT = 10%A = 0.1A.
C = 30% (+-5%) các mức chi phí hoạt động doanh nghiệp phải chi = 30%A = 0.3A.
D là lợi nhuận mức 1 sau khi trừ chi phí hoạt động và thuế VAT.
=>Ta có: lợi nhuận mức 1 sau khi trừ chi phí hoạt động và thuế VAT là D = A-(B+C)=A-(0.1A+0.3A)=0.6A
M là 20% (+-2%) Thuế TNDN sau khi trừ chi phí hoạt động và chịu thuế VAT = 20%D = 0.6A*20% = 0.12A.
F là lợi nhuận ròng.
Dựa vào công thức trên: Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu – (10% VAT + 30% chi phí hoạt động) – 20% thuế TNDN
Tương đương với: F = A – (B+C) – T ta thay các hằng B,C,D bằng giá trị A ta được:
<=> F=A – (0.1A + 0.3A) – 0.12A.
<=> F=0.48A.
>>>>>> Click vào xem ngày Những điều cần biết về tất toán 2020
Dựa vào công thức trên, muốn tính lợi nhuận ròng ta chỉ cần lấy 0.48 nhân với tổng doanh thu của doanh nghiệp.
Lưu ý: Ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng bao gồm các yếu tố về chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (dao động ở mức cao hơn thấp hơn 5%). Vì vậy, doanh nghiệp giảm mức chi phí hoạt động xuống thấp nhất thì đồng nghĩa với việc lợi nhuận ròng của doanh nghiệp sẽ tăng lên và ngược lại.
Công thức tính lợi nhuận dòng
Lợi nhuận ròng là một thông tin rất quan trọng trong tổng số các thông tin tài chính, gắn liền với việc phân tích tỷ lệ và phân tích báo cáo tài chính, dự đoán xu hướng phát triển của doanh nghiệp trong các năm tiếp theo. Hầu hết các cổ đông sẽ theo dõi lợi nhuận ròng chặt chẽ rất vì đây là nguồn thu nhập của họ. Trong trường hợp lợi nhuận ròng không được đảm bảo, sẽ dẫn đến tình trạng giá trị cổ phần giảm mạnh. Một công ty phát triển tốt được phản ánh chủ yếu bởi thông tin lợi nhuận ròng, lúc này giá trị cổ phiếu của công ty sẽ cao.
>>>>>> Click vào xem ngày Cách kiểm tra CIC mới nhất 2020
Lợi nhuận ròng không phải là số tiền mà công ty kiếm được trong khoảng thời gian nhất định, bởi có rất nhiều khoản chi phí sẽ được khấu hao và khấu trừ dần dần trong tương lai. Để xem xét thông tin về lợi nhuận ròng tốt hơn và chính xác hơn bạn nên kiểm tra báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Khi lợi nhuận ròng có xu hướng giảm, sẽ có rất nhiều vấn đề xảy ra đối với doanh nghiệp có thể do giảm doanh thu, chất lượng sản phẩm không tốt, lượng khách hàng giảm đột ngột…
>>>>>>> Bạn có thể xem
- Top 5 ứng dụng vay tiền Online mới nhất 2020
- Lãi suất tiền gửi Sacombank mới nhất 2020
Bạn hãy là người bình luận đầu tiên !