CIC là gì ? Cách kiểm tra CIC mới nhất 2024

Cập nhập ngày : 01/08/2023 bởi Mai Xuân Tiến

CIC là gì ? Việc kiểm tra CIC của mình như thế nào. Để vay vốn ngân hàng hoặc các công ty tổ chức tài chính có cần đến các chỉ số của CIC không. Vai trò của CIC trong việc quyết định các khoản vay như thế nào ? Trong viết chiasevaytien.com giúp cho hiểu hơn về những vẫn đề xoay quanh đến CIC

Phần 1
CIC là gì ?

Cũng như những nước khác thì tại Việc Nam cũng có hệ thống lưu trữ thông tin tín dụng liên kết với nhau. Hệ thống này sẽ hiển thị cũng như đánh giá lịch sử tín dụng cá nhân, doanh nghiệp đã từng sử dụng các dịch vụ tín dụng của ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính. Hệ thống này còn được gọi là CIC vậy khái niệm CIC là như thế nào ?

CIC được viết tắt từ cụm từ Credit Information Center hay còn là Trung tâm Thông Tin Tín Dụng. CIC là tổ chức của ngân hàng nhà nước Việt Nam. Và tổ chức này có những chức năng sau

- Thu thập, lưu trữ, xử lý, dự báo tin dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý của ngân hàng nhà nước

- Thực hiện các dịch vụ thông tin ngân hàng theo quy định của Ngân hàng nhà nước và của pháp luật

Những thông tin của hệ thống CIC cung cấp là những yếu tố rất quan trọng trong việc xét cấp tín dụng của ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng. Cho nên việc kiểm tra thông tin lịch sử tín dụng của cá nhân hay tổ chức doanh nghiệp là rất quan trọng để ngân hàng cung cấp khoản vay cũng như các dịch vụ khác cho các nhân hoặc doanh nghiệp

Trang website chính thức của hệ thống CIC là : http://cic.org.vn/

CIC là gì

CIC là gì

Phần 2
Lệ phí CIC là bao nhiêu ?

Có rất nhiều người hỏi để kiểm tra CIC thì có bị mất phí không ? Thì việc kiểm tra CIC thì tùy vào những đơn vị tài chính, có những đơn vị tài chính thu phí người dùng tuy nhiên cũng có những đơn vị tài chính không thu phí. 

Nhưng theo quy định của CIC , thì mỗi lần bạn tra cứu thông tin trên hệ thống thì phía ngân hàng sẽ phải trả cho đơn vị là 30.000 đ. Vây nên cho dù bạn có trực tiếp tự mình kiểm tra trên hệ thống CIC thì bạn cũng sẽ phải chịu mức phí do hệ thống CIC quy định

Bạn có thể xemCách tra cứu và xóa nợ xấu Fe Credit cập nhập mới nhất tháng 1/2020

Phần 3
CIC hoạt động như thế nào ?

CIC sẽ hoạt động như thế nào nhỉ ? Đó là khi các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính cung cấp cho hệ thống các thông tin về khoản vay, tên người vay, tổ chức vay và quá trình thanh toán khoản vay (Bao gồm các kỳ hạn thanh toán khoản vay đã có trong hợp đồng ). Sau đó dựa vào những thông tin đã được cung cấp thì hệ thống CIC sẽ tổng hợp lại thành môt cơ sở dữ liệu lưu trữ lịch sử tín dụng của một cá nhân hoặc doanh nghiệp. 

Thông tin tín dụng khách sẽ được CIC chia thành 5 nhóm nợ xấu

- Nhóm 1 : Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn 

  • Đây là các khoản nợ trong hạn và các tổ chức tài chính đánh giá có khả năng thu hồi cả gốc lẫn lãi là cao. Thời gian các khoản nợ này thường là dưới 10 ngày kể từ ngày hết hạn hợp đồng cho vay hay nói cách khác là kể từ ngày người vay phải thanh toán đầy đủ cả gốc lẫn lãi cho các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính

- Nhóm 2 : Nhóm nợ chú ý :

  • Các khoản nợ hết hạn từ 10 ngày cho 90 ngày
  • Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu).

- Nhóm 3 : Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn

  • Các khoản nợ hết hạn từ 91 ngày đến 180 ngày 

- Nhóm 4 : Nhóm nợ có nghi ngờ

  •  Các khoản nợ trong nhóm quá hạn từ 181 – 360 ngày.
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

- Nhóm 5 : Nhóm nợ có khả năng mất vốn (nhóm nợ xấu)

  • Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày

Khi ngân hàng cấp xét một khoản vay cho cá nhân hoặc doanh nghiệp thì sẽ dựa vào những thông tin về lịch sử tín dụng của cá nhân hoặc doanh nghiệp. Và thông tin tín dụng này sẽ quyết định phần lớn bạn có đủ điều kiện để ngân hàng cấp xét cho vay hay không. Bởi dựa vào cách chia các nhóm nợ thì hệ thống CIC sẽ cung cấp cho ngân hàng biết đâu là những khách hàng đạt tiêu chuẩn đâu là những khách hàng nằm trong diện nợ xấu

Phần 4
Kiểm tra CIC như thế nào

Hiện nay đã có hơn 1.000 ngân hàng cũng như tổ chức tài chính đã báo cáo dữ liệu cho CIC. Bên cạnh đó còn có 100% các đơn vị tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam tham gia vào mạng lưới này. Cho nên dữ liệu trên hệ thống luôn luôn được câp nhập liên tục và nhanh nhất. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để giúp các ngân hàng kiểm tra nhanh chóng thông tin về đối tượng khách hàng có nhu cầu vay tiền

Hiện nay để kiểm tra CIC thì cũng rất đơn giản bạn có thể trực tiếp kiểm tra hoặc có thể thông qua ngân hàng để kiểm tra thông tin CIC cá nhân. Dưới đây là 2 cách giúp bạn biết được thông tin lịch sử tín dụng của bạn thân

Cách 1 : Kiểm tra CIC Online

Bước 1 : Truy cập vào website chính thức của CIC là https://cic.gov.vn/ để đăng ký và điền đầy đủ thông tin cá nhân của mình

Lưu ý : Tại đây thì bạn cần phải cung cấp ảnh chân dung mặt trước và mặt sau của CMND

Đăng ký CIC cá nhân

Đăng ký CIC cá nhân

Sau khi đã hoàn thành thông tin thì hệ thống sẽ gửi một mã xác thực về số điện thoại mà bạn đăng ký 

Nhập mã xác thực OTP

Nhập mã xác thực OTP

Sau khi hoàn thành hệ thống sẽ gửi email vào email của bạn đăng ký bạn chỉ cần xác thực email và như vậy bạn đã hoàn thành xong bước đăng ký đầu tiên

Bước 2 : Đăng nhập bằng tài khoản mà bạn vừa mới tạo, thông tin đăng nhập bao gồm : Tên đăng nhập và mật khẩu

Bước 3 : Tra cứu thông tin CIC của bạn

Chi tiết cách tra cứu bạn có thể xem tại đường link dưới đây : https://cic.org.vn/CMS_Portlets-StaticResources-context-root/files/Tai%20lieu%20huong%20dan%20cho%20KH%20the%20nhan.pdf

Cách 2 : Kiểm tra CIC thông qua ngân hàng

Bước 1 : Khách hàng nộp hồ sơ đăng ký khoản vay tại ngân hàng và yêu cầu ngân hàng kiểm tra lịch sử tín dụng cá nhân

Bước 2 : Ngân hàng tiếp nhận yêu cầu vay vốn từ khách hàng và kiểm tra thông tin của khách hàng

Bước 3 : Dựa vào thông tin khách hàng cung cấp thì ngân hàng sẽ nhập dữ liệu và kiểm tra lịch sử tín dụng trên hệ thống CIC 

Bước 4 : Sau khi đã kiểm tra trên hệ thống ngân hàng sẽ trả về kết quả CIC cho khách hàng yêu cầu

Lưu ý : Việc kiểm tra này sẽ bị mất phí hay không tùy vào chính sách của ngân hàng

Phần 7
Ảnh hưởng của nợ xấu đến vay ngân hàng như thế nào 

Nợ xấu ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề đăng ký khoản vay tại ngân hàng cũng như các tổ chức tài chính trong nước. Và dựa vào lịch sử tín dụng CIC cung cấp và đánh giá thì nếu bạn rơi vào nợ xấu thì khả năng vay vốn là rất thấp. Tuy nhiên cũng có một số công ty tài chính/ ngân hàng hỗ trợ bạn vay nếu như bạn thuộc nhóm nợ xấu 2 trở xuống đó là Công ty tài chính Fe Credit , Standard Chartered ... Còn nếu như bạn bị rơi vào nhóm nợ xấu từ 3 trở lên thì rất khó để ngân hàng cũng như tổ chức tài chính xét duyệt cho bạn vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào

Lưu ý : Lịch sử tín dụng trên hệ thống CIC sẽ được lưu giữ lên đến 5 năm. Và như vậy trong vòng 5 năm thì bạn sẽ khó được đi vay tại bất kỳ ngân hàng nào nếu bạn bị nợ xấu

Phần 8
Làm thế nào để tránh bị nợ xấu

  • Đâu tiên bạn cần phải kiểm soát được khoản vay của mình. Và khoản vay không được quá 50% so với thu nhập của bạn để đảm bảo cuộc sống cũng như điểm tín dụng
  • Luôn luôn chú ý đến kỳ hạn thanh toán khoản vay cũng như thẻ tín dụng của mình . Đối với thẻ tín dụng là không quá 45 ngày kể thì ngày bắt đầu thanh toán, còn với khoản vay sẽ là dưới 10 ngày kể từ ngày bắt đầu thanh toán
  • Không nên cố gắng đi vay khi bạn đã rơi vào nhóm nợ xấu. Nhất là đi vay nặng lãi vay tín dụng đen
  • Không nên đi vay tiền khi biết chắc rằng bản thân không có đủ khả năng trả nợ. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến điểm tín dụng của bạn và sẽ khiến bạn không thể đi vay bất kỳ đâu khi có việc gấp

Như vậy chúng tôi đã giúp các bạn hiểu hơn về CIC là gì Cách thức hoạt động cũng như là phí khi kiểm tra CIC. Rất mong những thông tin trên sẽ giúp các bạn tránh được nợ xấu và có lịch sử tín dụng tốt

Bạn có thể xem :

Chia sẻ : facebook
2
Để Lại Phản Hồi Bình Luận/Đánh Giá
5 1 lượt đánh giá
avatar
  1. Sơn

    E nợ xấu hơn 20 ngày có bị sao ko ạ

  2. Phạm văn hoàn

    Kiểm tra nợ xấu giúp e