Dự nợ là gì ? Cách kiểm tra dư nợ tín dụng cá nhân mới nhất 2024

Cập nhập ngày : 01/08/2023 bởi Mai Xuân Tiến

Dư nợ là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu rõ thuật ngữ ngày. Chính vì vậy bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về dư nợ và những vấn đề liên quan.

Phần 1
Dư nợ là gì ? Khái niệm dư nợ trong tín dụng

Dư nợ là khoản tiền nợ khi đi vay của một cá nhân, tổ chức… chưa được hoàn trả. Thuật ngữ dư nợ được sử dụng nhiều khi vay vốn tại các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính. Dư nợ có thể được tính theo theo tháng, theo quý, theo năm… dựa theo kỳ hạn trả nợ của người vay vốn.

Khi người vay vốn hoàn thành việc trả nợ thì khoản tiền còn lại sẽ bằng 0 hoặc bằng khoản tiền lớn hơn 0 nếu bên vay không hoàn trả đúng thời hạn.

Theo luật pháp Việt Nam hiện hành thì không có định nghĩa cụ thể về dư nợ nhưng lại có quy định cụ thể về nợ quá hạn. Dựa trên Điều 20 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, nợ quá hạn hiểu đơn giản là những khoản dư nợ gốc lớn hơn 0 mà bên vay đã không trả cho các ngân hàng, tổ chức tín dụng đúng hạn.

Dư nợ là gì

Dư nợ là gì ? Khái nhiệm dự nợ

Phần 2
Những loại dư nợ chủ yếu hiện nay

Dựa trên pháp luật về tài chính, dư nợ có thể được chia thành những loại phổ biến sau đây:

Loại dư nợ Thông tin cụ thể
Dư nợ cho vay (tên gọi khác là Loan Outstanding Balance)

Đây là khoản dư nợ mà người vay có nghĩa vụ phải trả cho bên tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính theo thỏa thuận vay/hợp đồng cấp tín dụng tại một thời điểm cố định theo quy định trong hợp đồng vay vốn.

Dư nợ cho vay sẽ được tính bằng tổng dư nợ gốc (số tiền gốc bên vay phải trả) và dư nợ lãi (số tiền lãi theo chu kỳ thanh toán, số tiền lãi chậm trả khi đã quá chu kỳ thanh toán). Số tiền này được ghi nhận rõ trong hợp đồng tín dụng/thỏa thuận vay giữa các bên.

Khi người vay không thực hiện việc hoàn trả lại toàn bộ số tiền đăng ký vay vốn thì sẽ bị lưu vào danh sách nợ xấu theo quy định pháp luật;

Dư nợ giảm dần

Đây là thuật ngữ thường được nhắc đến nhiều khi vay vốn tại các ngân hàng. Người vay có thể tính toán dư nợ giảm dần của mình theo công thức sau đây:

Số tiền phải trả còn lại = Tổng số tiền vay - Số tiền đã thanh toán từng đợt

Số tiền phải trả còn lại chính là dư nợ giảm dần của khoản vay ban đầu

Dư nợ quá hạn Đây là khoản vay chưa được tất toán khi đã quá kỳ hạn trả nợ của bên vay đối với các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính/ngân hàng theo hợp đồng vay/hợp đồng cấp tín dụng.
Dư nợ ban đầu/Dư nợ đầu kỳ Khoản dư nợ này sẽ bắt đầu được tính ngay sau khi tổ chức tài chính/ngân hàng tiến hành giải ngân tiền vay cho bên vay/khách hàng.
Dư nợ cuối kỳ Đây là thuật ngữ được sử dụng phổ biến đối với khách hàng sử dụng thẻ tín dụng. Đây là khoản tiền còn lại mà bên vay phải trả cho tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính theo hợp đồng vay/hợp đồng cấp tín dụng. Nếu khoản dư nợ này được trả đúng kỳ hạn thì dư nợ cuối kỳ bằng 0
Dư nợ tín dụng Đây từ chỉ các khoản vay tín dụng có kỳ hạn nói chung. Các khoản vay này bao gồm tài sản bảo đảm, không tài sản bảo đảm, vay tín chấp…
Dư nợ thẻ tín dụng

Dư nợ thẻ tín dụng được dùng đối với khách hàng đang sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng. Nguyên lý hoạt động của thẻ tín dụng là chủ thẻ tín dụng sẽ được chi tiêu trước, trả tiền sau. Và chủ thẻ sẽ phải hoàn trả số tiền đã sử dụng theo kỳ hạn được thỏa thuận đối với loại thẻ tín dụng cho ngân hàng.

Nếu quá hạn mà chủ thẻ không hoàn trả khoản vay thì sẽ bị liệt vào danh sách nợ quá hạn hoặc nợ xấu.

Dư nợ bảo lãnh

Đây là khoản vay phát sinh từ các chứng thư bảo lãnh mà bên vay đã thực hiện đối với tổ chức tín dụng.

Chúng ta có thể hiểu thuật ngữ này rõ hơn qua ví dụ sau đây: tổ chức tín dụng thực hiện bảo lãnh cho bên vay bằng khoản tiền A trong thời hạn X tháng (thường xuất hiện nhiều trong trường hợp bảo lãnh xuất nhập khẩu hàng hóa). Dư nợ tín dụng của bên vay chính là số tiền mà tổ chức tín dụng đã thực hiện bảo lãnh.

Như vậy dư nợ bảo lãnh là số tiền mà tổ chức tín dụng thay cho bên vay trả trong một khoảng thời gian nhất định khi bên vay không đủ khả năng trả cho bên thứ 3.

Dư nợ bình quân

Đây là phương thức đo lường của tổ chức cho vay vốn nhằm đánh giá, xác định mức dư nợ của khoản vay trong một khoảng thời gian nhất định, tạm gọi là từ thời điểm T1 đến T2.

Dư nợ bình quân được tính theo công thức sau đây:

Dư nợ bình quân = (dư nợ tại thời điểm T1 + dư nợ tại thời điểm T2)/2

Phần 3
Các loại dư nợ tín dụng

Dựa trên thời điểm hoàn trả khoản tiền vay thì dư nợ tín dụng có thể được phân chia thành một số loại sau đây:

Nhóm nợ tín dụng Thông tin chi tiết
Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn Là những khách hàng hoàn nợ đúng hạn hoặc quá hạn dưới 10 ngày được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.
Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý Là những khách hàng hoàn nợ quá hạn đến 90 ngày hoặc các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu
Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn

- Là những khách hàng hoàn nợ quá hạn từ 91 ngày đến dưới 180 ngày.

- Các khoản nợ của khách hàng được gia hạn nợ lần đầu còn trong hạn.

- Các khoản nợ của khách hàng được miễn giảm lãi do khách hàng không có khả năng trả nợ.

- Một số khoản nợ theo quy định chưa thu hồi được trong khoảng thời gian 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi.

Nhóm 4: Dư nợ nghi ngờ

- Là những khách hàng hoàn nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

- Các khoản nợ của khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu hoặc khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai còn trong hạn.

- Các khoản nợ của khách hàng chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn

- Là những khách hàng hoàn nợ quá hạn trên 360 ngày;

- Các khoản nợ của khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 1 hoặc lần 2 hoặc lần 3 mà vẫn quá hạn;

- Các khoản nợ của khách hàng được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

Phần 4
Hậu quả của việc trả nợ quá hạn

Việc để lại dư nợ lớn khi quá hạn sẽ mang lại rất nhiều hậu quả xấu đối với khách hàng/bên vay như sau:

- Khoản nợ gia tăng so với thỏa thuận ban đầu so với các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, ngân hàng: Trong các hợp đồng cho vay, hợp đồng cấp tín dụng sẽ bao gồm các điều khoản về lãi suất điều chỉnh đối với phần tiền chậm trả của khách hàng/bên vay khi đã đến thời hạn trả. Mức lãi suất chậm trả này có thể dao động từ 5%- 6% hoặc một mức khác tại hợp đồng vay.

- Tài sản thế chấp có nguy cơ bị mất nếu khách hàng đăng ký khoản vay yêu cầu tài sản đảm bảo.

- Khó khăn trong việc đăng ký vay vốn tại các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính khác trong thời hạn nhất định (thường là trong thời hạn tối đa 05 năm) do khoản nợ đã bị chuyển thành nợ xấu.

- Nếu dư nợ thẻ tín quá hạn nhiều ngày thì khách hàng có thể sẽ không được mở thẻ tín dụng hoặc bị tổ chức phát hành vô hiệu hóa thẻ tín dụng.

- Nhiều trường hợp khách hàng có thể bị bên tổ chức cho vay khởi kiện nếu nhận thấy bên vay có ý định chạy nợ nhằm chiếm đoạt số tiền nợ. Không những thế trong trường hợp này bên vay còn có khả năng bị khởi tố, truy cứu trách nhiệm hình sự;

Phần 5
Hướng dẫn kiểm tra dư nợ tín dụng

Để kiểm tra tình trạng tính dựng hoặc dư nợ tín dụng của mình còn bao nhiêu thì khách hàng/bên vay có thể kiểm tra bằng một trong những phương thức sau đây:

Phương thức 1: Kiểm tra thông qua hệ thống CIC

Người vay có thể kiểm tra lịch sử tín dụng của mình bằng cách tải ứng dụng CIC về máy điện thoại của mình, đăng ký tài khoản theo hướng dẫn trên hệ thống để có thể tra cứu.

Phương thức 2: Liên hệ trực tiếp từ tổ chức tín dụng để lấy thông tin

Người vay có thể liên hệ trực tiếp đến tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, ngân hàng (bên cho vay) là bên quản lý để cập nhật thông tin về quá trình, diễn biến thực hiện thanh toán các khoản vay của mình nhanh chóng nhất.

Khi yêu cầu tra cứu thông tin người vay cần cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân và thông tin khoản vay để nhân viên hỗ trợ.

Phương thức 3: Tự lưu trữ thông tin khoản vay của mình và đối chiếu với thông tin khoản vay được tổ chức tài chính gửi

Để tránh sai sót cũng như kiểm soát được khoản vay hiệu quả nhất, thông thường người vay sẽ tự lưu lại những giao dịch với tổ chức tài chính và lập kế hoạch chi tiêu dựa vào đó. Bên cạnh đó, để tránh quá trình lưu trữ thông tin có sai sót khách hàng cần đối chiếu với thông tin mà giao dịch viên cung cấp.

Phần 6
Kiểm tra dư nợ qua CIC

CIC (Credit Information Center) là Trung tâm Thông tin Tín dụng, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. CIC có chức năng thu thập lưu trữ, phân tích, xử lý và bảo báo dữ liệu thông tin tín dụng cá nhân, tổ chức cho các hoạt động ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng

Để kiểm tra dư nợ qua CIC bạn có thể thực hiện theo những bước sau

Bước 1 : Truy cập vào website  https://cic.gov.vn/

Mở trình duyệt trên máy tính hoặc điện thoại và truy cập vào địa chỉ website chính thức của CIC là https://cic.gov.vn/, tiếp đến bấm vào nút đăng ký cạnh đăng nhập nếu bạn chưa có tài khoản

Bước 2 : Hoàn thành thông tin đăng ký tài khoản

Tại đây, bạn cần điền đẩy đủ thông tin cá nhân quan trọng như : Họ và tên, ngày sinh, số điện thoại, CMND/CCCD... Bên cạnh đó bạn sẽ cần phải cung cấp ảnh CMND/CCCD bao gồm ảnh mặ trước, ảnh mặt sau và ảnh chân dung chụp kèm với CMND

Lưu ý : Các mục dấu sao (*) không được bỏ trống

Bước 3 : Chờ kiểm tra thông tin

Sau khi đã hoàn tất đăng ký, bạn cần phải chờ vài ngày để CIC kiểm tra thông tin và xác thực tài khoản. Nếu tài khoản được phê duyệt, bạn chỉ cần truy cập vào trang chủ CIC và cọn khai thác báo cáo trên Menu, sau đó đăng nhập bằng tài khoản vừa được phê duyệt và tiến hành làm theo các bước hướng dẫn để tra cứu nợ xấu

Kiểm tra dư nợ cá nhân CIC

Kiểm tra dư nợ cá nhân CIC

Xem thêm : 2+ Cách kiểm tra lịch sử tín dụng cá nhân mới nhất 2022

Phần 7
Kiểm tra dư nợ thẻ tín dụng FE Credit như thế nào

FE Credit là một công ty tài chính hàng đầu tại Việt Nam, ngoài việc hỗ trợ cho vay các khoản vay tín chấp Fe Credit còn phát hành 6 loại thẻ tín dụng đó là

  • THẺ FE CREDIT PLUS+
  • THẺ FE CREDIT JCB PLUS+
  • THẺ FE CREDIT GOLD
  • Thẻ FE CREDIT Smartplus
  • Thẻ FE CREDIT – F.FRIENDS
  • THẺ TÍN DỤNG ONLINE

Nếu bạn đang dùng 1 trong 6 loại thẻ tín dụng này mà chưa biết cách kiểm tra dư nợ thẻ tín dụng FE Credit thì dưới đây là cách giúp bạn kiểm tra dư nợ thẻ tín dụng FE Credit nhanh nhất

Kiểm tra dư nợ thẻ tín dụng FE Credit qua tin nhắn SMS gửi về tổng đài 8083 với cú pháp tương ứng:

Kiểm tra dư nợ thẻ tín dụng FE Credit Soạn: STA_<4 số cuối thẻ> gửi 8083

Ngoài ra bạn có thể kiểm tra hạn mức thẻ còn lại, kích hoạt thẻ bằng tin nhắn SMS, dưới đây là cú phát gửi tin

Dư nợ cuối kỳ sao kê Soạn: STA_4 số cuối thẻ gửi 8083
Hạn mức còn lại Soạn: OTB_4 số cuối thẻ gửi 8083
Kích hoạt thẻ Soạn: AC_4 số cuối thẻ gửi 8083
Nhận lại mã giải ngân Soạn: IKQ gửi 8083
Đăng ký giải ngân tại bưu điện Soạn: TMN_BD gửi 8083
Đăng ký nhận thông tin ưu đãi Soạn: UDT gửi 8083
Đăng ký bảo hiểm “người vay tín dụng” Soạn: IN gửi 8083
Nhận mã Pin mới Soạn: PINCMND gửi 8083
KH cần kiểm tra các ứng dụng hiện tại của FE Credit Soạn: UD gửi 8083
Tạm khóa thẻ Soạn: KT_4 số cuối thẻ gửi 8083
Tra cứu điểm thưởng của Tài khoản thẻ tín dụng Soạn: OI_CMND/CCCD gửi 8083
Tra cứu tình trạng thẻ tín dụng Soạn: TTT_CMND/CCCD_4 số cuối thẻ gửi 8083

Kiểm tra dư nợ thẻ tín dụng FE Credit bằng tin nhắn SMS

Phần 8
Cách thanh toán dư nợ tín dụng

Để có thể thanh toán dư nợ tín dụng bạn có thể thực hiện 1 trong 4 cách sau

  • Nộp tiền mặt trực tiếp tại quầy giao dịch ngân hàng : Đây là hình thức thanh toán an toàn nhất khách hàng sẽ không sợ bị mất tiền hoặc chậm thanh toán, với cách này bạn chỉ cần trực tiếp chi nhánh ngân hàng mở thẻ tín dụng và tiến hành nộp tiền
  • Sử dụng ủy nhiệm chi hoặc SÉC : Ủy nhiệm chi cũng là hình thức khá phổ biến tuy nhiên với sử dụng SEC thì khá ít người dùng thẻ tín dụng sử dụng đến hình thức này
  • Trích nợ từ tài khoản nguồn : Để thực hiện hình thức thanh toán tự động này, bạn cần đăng ký trực tiếp tại quầy với ngân hàng. Bạn cũng sẽ phải đảm bảo rằng tài khoản có đủ tiền thanh toán khi đến hạn
  • Chuyển khoản liên ngân hàng : Với hình thức này bạn nên đăng ký dịch vụ Internet Banking hoặc Mobile Banking để thanh toán. Tuy nhiên bạn cần tránh thanh toán vào những ngày thứ 7, chủ nhật bởi sẽ khiến cho quá trình chuyển khoản bị gián đoạn tại một số ngân hàng do rơi vào ngày nghỉ

Xem thêm : Cách thanh toán dư nợ thẻ tín dụng VPBank

Trên đây là thông tin chi tiết về dư nợ mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng qua bài viết trên bạn có thể hiểu rõ các nhóm dư nợ và lập kế hoạch chi tiêu phù hợp để tránh rơi vào nhóm nợ xấu.

Chia sẻ : facebook
1
Để Lại Phản Hồi Bình Luận/Đánh Giá
5 1 lượt đánh giá
avatar

    Bạn hãy là người bình luận đầu tiên !