Biên lợi nhuận là gì ? Cách tính biên lợi nhuận cập nhập hôm nay

Cập nhập ngày : 01/08/2023 bởi Mai Xuân Tiến

Biên lợi nhuận là gì? Câu hỏi này là một vấn đề mà tất cả các nhà điều hành doanh nghiệp, các nhà phân tích kinh tế hoặc các cổ đông của doanh nghiệp cần quan tâm. Sự hiểu biết đúng đắn về chỉ số này giúp cho việc đánh giá và phân tích tình hình doanh nghiệp thêm tính chính xác hơn. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của chiasevaytien.com 

1. Lợi nhuận là gì ? 

Lợi nhuận trong tiếng anh gọi là Profit. Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí trong một khoảng thời gian xác định. Đây có thể coi là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh , đồng thời cũng đánh giá hiệu quả trong công việc của một tổ chức doanh nghiệp

2. Biên lợi nhuận là gì?

Biên lợi nhuận là một cách gọi khác của tỷ suất lợi nhuận - Profit margin. Đây là tỷ suất giữa giá bán 1 sản phẩm của doanh nghiệp với tổng chi phí sản xuất và chi phí tiêu thụ sản phẩm đó.

Ngoài ra người ta cũng có thể tính biên lợi nhuận bằng cách lấy tổng thu nhập hoặc lãi ròng của doanh nghiệp chia cho doanh thu của doanh nghiệp trong cùng một khoảng thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh.

Có nhiều cách tính biên lợi nhuận cho ra những chỉ số biên lợi nhuận chi tiết. Do đó, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà người ta có thể tính theo 1 hoặc nhiều công thức tính trong quá trình phân tích của mình.

Biên lợi nhuận là gì

Biên lợi nhuận là gì

>>>>>> Click vào xem ngay : Công thức tính lợi nhuận dòng mới nhất 2020

3. Ứng dụng biên lợi nhuận trong kinh doanh

Vấn đề đặt ra là chỉ số biên lợi nhuận này có ý nghĩa như thế nào? Để hiểu rõ vấn đề này cần đi sâu lý giải công thức tính chỉ số này. Với việc đánh giá trên thì người ta có thể hiểu sơ bộ về biên lợi nhuận của doanh nghiệp với tiến độ và tình hình sản xuất kinh doanh của hiện tại.

>>>>>> Click vào xem ngày Cách kiểm tra CIC mới nhất 2020

Hiệu quả của việc đầu tư thể hiện trên chỉ số này giúp cho người đánh giá có thể nhận định việc bố trí sản xuất kinh doanh hoặc đánh giá hiệu quả của chi phí bỏ ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Với những quá trình định giá các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực thì chỉ số này là một trong các chỉ số cần được tính toán và quan tâm. Bởi vì thông qua chỉ số này có thể sơ bộ đánh giá về giá trị cũng như hiệu quả của công tác điều hành, quản lý kinh doanh của mỗi công ty. Sự hiệu quả này thể hiện giá trị thị trường của các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Tỷ suất lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận

4. Cách tính biên lợi nhuận 

Hiện nay có hai biên lợi nhuận đó là biên lợi nhuận ròng và biên lợi nhuận gộp

Biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin) = Lợi nhuận ròng / Doanh thu thuần

Biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin) = Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần

Trong đó: Lợi nhuận gộp = Doanh thu - Giá vốn hàng bán

Ví dụ cụ thể: 

Doanh thu: 100 triệu đồng

Giá vốn hàng bán: 30 triệu đồng

Lợi nhuận gộp: 25 triệu đồng

Lợi nhuận ròng: 5 triệu đồng

Biên lợi nhuận gộp = 25/100 = 0.3

Biên lợi nhuận ròng = 5/100 = 0.05

5. Lưu ý khi sử dụng biên lợi nhuận để đánh giá tình hình kinh doanh

Chỉ số này chỉ mang tính chất đánh giá sơ bộ đối với việc nhận định hiệu quả của doanh nghiệp trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh. Do đó, cần kết hợp phân tích các chỉ số tài chính khác để có cái nhìn tổng quan và đúng đắn hơn để có kết quả phân tích hoàn hảo nhất.

Việc thu thập số liệu để phân tích cần tiến hành tỉ mỉ và đầy đủ để kết quả đánh giá đúng đắn. Từ đó có thể điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn. Chẳng hạn như điều chỉnh chi phí dành cho quá trình tiêu thụ, chi phí nhân công và các chi phí ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm hoặc chi phí triển khai dịch vụ đến khách hàng.

Biên lợi nhuận

Biên lợi nhuận

Khi chỉ số biên lợi nhuận thấp thì độ an toàn của doanh nghiệp không cao chứ không đánh giá hết tình hình tài chính kinh doanh của doanh nghiệp. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh từ môi trường kinh doanh bên ngoài như: yếu tố về chính trị, yếu tố khách quan từ môi trường kinh doanh khu vực và thế giới, các yếu tố về an sinh xã hội…

>>>>>> Click vào xem ngày Những điều cần biết về tất toán 2020

Một điều quan trọng cần lưu ý là người phân tích, đánh giá cần phải có kiến thức nhất định trong chuyên môn lĩnh vực phân tích tài chính doanh nghiệp. Hiểu biết được “Biên lợi nhuận là gì” mới có thể phân tích thấu triệt và không phạm sai lầm khi đưa ra đánh giá về doanh nghiệp.

Bạn có thể xem  :

             - Hướng dẫn mở thẻ tín dụng mới nhất 2020

             - Hướng dẫn vay tiền Online mới nhất 2020

             - Hướng dẫn vay nhanh 3 triệu mới nhất 2020

Chia sẻ : facebook
1
Để Lại Phản Hồi Bình Luận/Đánh Giá
0 0 lượt đánh giá
avatar

    Bạn hãy là người bình luận đầu tiên !