Mẫu hợp đồng vay tiền (tín chấp) không thế chấp mới nhất 2024

Cập nhập ngày : 01/08/2023 bởi Mai Xuân Tiến

Hình thức vay tiền không thế chấp tài sản hay còn là gọi vay tín chấp đây là giải pháp được nhiều người lựa chọn khi gặp khó khăn về vấn đề tài chính. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn thắc mắc về mẫu hợp đồng cho vay không thế chấp. Chính vì việc tạo lập một văn bản hợp đồng vay tiền là điều vô cùng cần thiết để đảm bảo về nội dung, thỏa thuận, quyền lợi cho các bên giam gia hợp đồng cho nên bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về mẫu hợp đồng cho vay tiền không thế chấp.

Phần 1
Hợp đồng vay tiền không thế chấp là gì?

Hợp đồng vay tiền

Dựa theo Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 về khái niệm hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay, khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Tài sản cho vay đó có thể bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản, theo đó, hợp đồng vay tiền chính là một dạng hợp đồng vay tài sản.

Hợp đồng vay tiền không thế chấp

Hợp đồng vay tiền không thế chấp

Vay tiền thế chấp tài sản

Theo như khoản 2 Điều 292, Điều 293 Bộ luật dân sự 2015 thì thế chấp tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm người vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Nghĩa vụ có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ được coi là được bảo đảm toàn bộ, bao gồm nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt và bồi thường thiệt hại.

Như vậy, Hợp đồng vay tiền không thế chấp được coi là phương thức thỏa thuận giữa người cho vay và người vay, bên cho vay giao tiền cho bên vay và không cần người vay cung cấp tài sản đảm bảo khi đến hạn bên vay phải trả tiền và trả lãi theo thỏa thuận hai bên và dựa trên quy định pháp luật. Khi hai bên đã đồng ý ký hợp đồng vay tiền thì phải có nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện mọi điều khoản trong hợp đồng đã đề ra.

Xem thêm  : 100 + App vay tiền Online uy tín

Phần 2
Hình thức của hợp đồng vay tiền không thế chấp

Dựa theo khoản 1 Điều 119 Bộ luật dân sự 2015 thì hình thức của hợp đồng vay tiền nói chung và vay tiền không thế chấp nói riêng có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản. 

  • Trường hợp đồng vay tiền bằng miệng được sử dựng khi số tiền cho vay không quá lớn hoặc giữa người vay và người cho vay có mối quan hệ thân quen hoặc có thể tin tưởng được. Tuy nhiên khi xảy ra tranh chấp giữa hai bên người cho vay phải có bằng chứng chứng minh được là mình đã cho vay một số tiền nhất định.
  • Trường hợp hợp đồng vay tiền bằng văn bản thì bên cho vay và bên vay tiền không cần thiết phải công chứng hay chứng thực hợp đồng cho vay. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp pháp luật có quy định thì phải công chứng hay chứng thực hợp đồng như: hợp đồng vay tiền mà bên cho vay là tổ chức tín dụng,…

Xem thêm : Top 5+ Vay Tiền Online Nhanh Nhất Trong Ngày, Lãi Suất Thấp 2021

Phần 3
Nội dung chính của hợp đồng vay tiền không thế chấp

Tại điều 398 Bộ luật dân sự năm 2015 cũng đã có những quy định cụ thể về nội dung vay tiền. Theo đó, bên trong giấy vay tiền buộc phải có những nội dung thỏa thuận sau đây

  • Đối tượng của hợp đồng.
  • Số lượng, chất lượng: Trong hợp đồng vay các bên phải ghi cụ thể số lượng tiền vay, ghi số lượng tiền nên đề cập cả số và chữ.
  • Thời gian cho vay.
  • Thời hạn trả nợ: thời hạn vay có thể tính bằng ngày, tháng, năm là khoảng thời gian mà khi hết thời gian ấy bên vay có nghĩa vụ thanh toán hết gốc và lãi (nếu có). 
  • Địa điểm cho vay.
  • Quyền và nghĩa vụ của người cho vay và người vay.
  • Trách nhiệm khi vi phạm những điều khoản được ghi trong hợp đồng
  • Phương thức giải quyết khi có tranh chấp xảy ra tranh chấp.
  • Phương thức thực hiện hợp đồng
  • Phương thức thanh toán: có thể lựa chọn một trong các hình thức sau: Chuyển khoản qua tài khoản, mở tại ngân hàng, cho vay bằng tiền mặt,…

Xem thêmTOP 3 + Vay tiền theo hợp đồng tín chấp cũ (HD trả góp) mới nhất 2021

Phần 4
Quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của bên cho vay và bên vay

Luật pháp đã có những quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của bên cho vay và bên vay. Chính vì thế, việc vi phạm những điều khoản hợp đồng vay tiền có thể khiến hai bên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Do đó, khi làm hợp đồng vay tiền, cả người vay và người cho vay cần nắm rõ những quy định sau

- Căn cứ theo Điều 464 Bộ luật dân sự 2015 thì bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm ký hợp động vay và nhận tài sản đó từ bên cho vay.

- Căn cứ vào Điều 465 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của bên cho vay

  • Bên cho vay có nghĩa vụ giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận như trong hợp đồng cho vay.
  • Bên cho vay có nghĩa vụ giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận như trong hợp đồng cho vay.
  • Bên cho vay có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho bên vay trong trường hợp bên cho vay biết tài sản không đảm bảo chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.
  • Bên cho vay không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 470 của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan quy định khác.

- Căn cứ vào Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay

  • Nếu bên vay vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác đối với bên cho vay.
  • Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, hoặc địa điểm khác được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Dựa theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật, trường hợp bên cho vay không yêu cầu lãi suất vay nhưng khi đến hạn trả nợ bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất dựa trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
  • Đối với trường hợp vay tiền có lãi suất mà khi đến kỳ hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi theo quy định như sau
    • Lãi trên nợ gốc sẽ dựa theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này.

    • Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa hai bên.

Phần 5
Một số quy định về hợp đồng cho vay tiền không thế chấp

Khi thực hiện hợp đồng vay tiền, khách hàng cần nắm rõ các quy định mà Pháp luật đưa ra nhằm đảm bảo tính minh bạch và quyền lợi khi vay. Sau đây là những quy định của pháp luật về hợp đồng vay tiền không thế chấp

Về đối tượng của hợp đồng vay tiền không thế chấp

Căn cứ theo quy định tại điều 22 Pháp lệnh ngoại hối số 28/ 2005/ PL-UBTVQH, loại tiền tệ giao dịch trong hợp đồng vay tiền phải là tiền Việt Nam đồng.

Về điều kiện để hợp đồng vay tiền không thế chấp có hiệu lực

  • Bên cho vay và bên vay phải là người có năng lực pháp luật dân sự, hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự.
  • Bên cho vay và bên vay tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện.
  • Nội dung, mục đích của giao dịch tuân theo những quy định của pháp luật và đúng với chuẩn mực nguyên tắc đạo đức xã hội.

Về lãi suất trong hợp đồng vay tiền không thế chấp

  • Lãi suất tùy theo các bên thỏa thuận, tuy nhiên không được vượt quá 20% trong một năm. Trường hợp lãi suất vượt quá quy định thì mức lãi suất vượt sẽ không có hiệu lực.
  • Trường hợp không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp thì lãi suất sẽ được tính bằng 50% lãi suất quy định được thỏa thuận trước đó của bên vay và bên cho vay.
  • Trường hợp cho vay có cầm cố tài sản, lãi suất vượt 150% lãi suất cơ bản thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
  • Trong giao dịch dân sự khi cho vay lãi suất gấp 5 lần lãi suất quy định (từ 30 triệu đến 100 triệu) hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này thì sẽ bị phạt tiền lên tới 200 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ tới 3 năm.
  • Thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng sẽ bị phạt từ 200 triệu đến 1 tỷ đống hoặc phạt từ từ 6 đến 3 năm theo quy định của pháp luật.
  • Người vi phạm những quy định của pháp luật khi thực hiện cho vay hoặc vay tài sản có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đến 100 triệu, cấm hành nghề, cấm đảm nhiệm chức vụ từ 1 đến 5 năm.

Phần 6
Mẫu hợp đồng cho vay tiền không thế chấp

Dưới đây là bản mẫu hợp đồng cho vay tiền không thế chấp chi tiết và mới nhất mà bạn có thể tham khảo

Mẫu hợp đồng vay tiền không thế chấp tài sảnMẫu hợp đồng vay tiền không thế chấp

 

Mẫu hợp đồng vay không thế chấp tài sản

Đối với điều 4, khi hai bên thỏa thuận cho vay không thế chấp có thể thay thế bằng những quy định khác do bên cho vay và bên vay thỏa thuận với nhau.

Phần 7
Kết luận

Trên đây là thông tin chi tiết về hợp đồng vay tiền không thế chấp. Ta có thể thấy rằng khi vay tiền của bất kỳ tổ chức hay cần cá nhân nào thì cũng cần phải nắm rõ những quy định của pháp luật để đảm bảo về quyền lợi cũng như nghĩa vụ của cả bên vay và bên cho vay. Hy vọng qua bài viết trên bạn có thể nắm rõ về cách thực hiện của một bản hợp đồng cho vay tiền không thế chấp cũng như nghĩa vụ và trách nhiệm khi cho vay và khi vay tiền.

Bạn có thể thích

Chia sẻ : facebook
1
Để Lại Phản Hồi Bình Luận/Đánh Giá
0 0 lượt đánh giá
avatar

    Bạn hãy là người bình luận đầu tiên !