Gần 78% đại biểu quốc hội đồng ý cấm dịch vụ đòi nợ thuê

Cập nhập ngày : 01/08/2023 bởi Mai Xuân Tiến

Tại đại hội sửa đổi dư án luật Đầu tư thì đã có 77,51% đại biểu Quốc hội ủng hộ quy định cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ, 22,25% tán thành không quy định cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Thông tin cụ thể như thế nào thì Chiasevaytien.com chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn trong bài viết này nhé

Phần 1
Dịch vụ đòi nợ thuê là gì

Dịch vụ đòi nợ thuê chúng ta có thể hiểu nôm na là giúp cho khách hàng của mình lấy lại được khoản nợ mà họ đã cho vay đi , bằng những biện pháp và nghiệp vụ của từng công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê. Cụm từ  "Đòi nợ thuê" sẽ thường gắn với những người săm trổ đầy mình tay mang vũ khí. Tuy nhiên đây là hình thức đòi nợ thuê của xã hội đen giang hồ 

Công ty đòi nợ thuê là gì ? Công ty đòi nợ thuê được hiểu đơn giản đó là một ngành dịch vụ mà các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, công ty hay tập đoàn ủy quyền cho tổ chức được pháp luật cho phép kinh doanh dịch vụ đòi nợ thực hiện hoạt động đòi nợ trong khuôn khổ pháp luật.

Phần 2
Gần 78% đại biểu quốc hội ủng hộ việc cấm dịch vụ đòi nợ thuê

Theo báo VOV.vn đưa tin thì tại đại hội sửa đổi dư án luật Đầu tư thì đã có 77,51% đại biểu Quốc hội ủng hộ quy định cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ, 22,25% tán thành không quy định cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Cụ thể đó là

Theo báo cáo của Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thì về việc cấm hay không dịch vụ kinh doanh đòi nợ, trong 409 phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội, có 317 phiếu (77,51%) ủng hộ quy định cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ; 91 phiếu (22,25%) tán thành việc không quy định cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ, 1 phiếu không chọn phương án nào.

Đại biểu quốc hội đồng ý việc cấm dịch vụ đòi nợ thuê

Đại biểu quốc hội đồng ý việc cấm dịch vụ đòi nợ thuê

Trong đó đã có nhiều ý kiến khác nhau như sau:

- Một số đại biểu đề nghị có quy định về dịch vụ đòi nợ thuê để các doanh nghiệp đang hoạt động thực hiện theo quy định của pháp luật

- Một số đại biểu khác thì đề nghị không có hình thức này trong Luật Đầu tư. Vị hiện nay các luật cũng đã quy định rõ về hình thức cho vay cũng như hình thức trả nợ .Nếu quy định nội dung này trong Luật Đầu tư sẽ tạo ra hành vi "Đòi nợ" trái pháp luật

- Ngoài ra còn có các ý kiến khách như không quản ký được thì "Cấm" là không chính xác. Và có thể đổi tên thành "kinh doanh dịch vụ thu hộ nợ" để đáp ứng nhu cầu xã hội, đồng thời có những điều kiện kinh doanh cụ thể quản lý, chế tài, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật để ngành nghề này lành mạnh không biến tướng, ảnh hưởng trật tự an toàn xã hội.

Trước đó tại phiên thảo luận trực tuyến thì có 2 luồng ý kiến đó là cấm và không có quy định cấm dịch vụ đòi nợ cụ thể như sau :

Theo Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ, thường trực Uỷ ban Quốc phòng An ninh (đại biểu đoàn An Giang) ủng hộ quan điểm cấm dịch vụ đòi nợ thuê. Đã nêu rõ quan điểm “Chúng ta đã có một thời gian để quan sát. Không có một doanh nghiệp nào, người lao động chủ yếu là người xăm trổ, ba trợn, ba trạo; Công cụ lao động để đạt mục đích là dao kiếm và phương thức thủ đoạn để lao động đạt được mục đích này là dùng vũ lực đe dọa dùng vũ lực"

Nhiều đại biểu khác cũng đồng quan điểm và nêu ra đó là những đóng góp của loại hình kinh doanh đòi nợ thuê cho xã hội và nhà nước là chưa được thể hiện rõ tính tích cực. Tuy nhiên những vấn đề tiêu cực lại luôn được thể hiện rõ . Ngoài ra nhiều doanh nghiệp còn lợi dụng hình thức cho vay tài chính , biến tướng thành dịch vụ tín dụng đen, cho vay nặng lãi, gây áp lực bằng các biện pháp trái pháp luật như xã hội đen, khủng bố tinh thần, đe dọa con nợ để cưỡng đoạt tài sản, gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Trong khi đó thì có nhiều đại biểu ủng hộ việc cho phép loại hình kinh doanh đòi nợ , nhưng đổi tên thành "kinh doanh dịch vụ thu hồi nợ". Cụ thể đó là ý kiến của Phó trưởng đoàn ĐBQH Đồng Tháp Phạm Văn Hòa , ông nêu rõ "Không thể ngành nào Nhà nước quản lý khó là cấm kinh doanh, mà nên tạo điều kiện để quản lý theo quy định của pháp luật sẽ dễ dàng hơn". 

Cũng theo quan điểm của ông thì nhu cầu này hiện nay xã hội rất cần và việc cấm mà vẫn tồn tại thì sẽ có nhiều biến tướng khó kiểm soát và quản lý hơn. Vì thế cần quy định điều kiện chặt chẽ hơn, ràng buộc hơn, quy trách nhiệm cho tổ chức, cá nhân có liên quan.

Và chương trình nghị sự luật sửa đổi Luật Đầu tư sẽ được Quốc hội thông qua ngày 17/6, tại đợt họp tập trung sắp tới. Chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin sớm nhất về thông tin có cấm dịch vụ đòi nợ thuê hay không

Nguồn tham khảo : https://vov.vn/kinh-te/gan-78-dai-bieu-quoc-hoi-ung-ho-cam-kinh-doanh-dich-vu-doi-no-1056117.vov

Phần 3
Phương thức đòi nợ thuê của dịch vụ đòi nợ là như thế nào

Việc để chủ nợ thuê dịch vụ đòi nợ thì chắc chắn đây là những con nợ khó đòi , Sau khi chủ nợ đã làm tất cả các biện pháp mềm mỏng tuy nhiên không thể thu hồi nợ thì lúc này sẽ cần đến sự can thiệp của bên trung gian thứ 3 giúp chủ nợ thu hồi lại được khoản nợ. Các đơn vị đòi nợ thuê thường sẽ thực hiện các biện pháp đòi nợ sau

  • Đe dọa bằng tin nhắn , gọi điện hoặc thủ đoạn quen thuộc như mua vòng hoa, quan tài đến… gây ra áp lực với con nợ rằng không biết lúc nào tai họa xảy ra
  • Tung tin về con nợ đang muốn giấu lên mạng xã hội hoặc bất cứ một phương tiện nào có thể
  • Có thể ghê hơn đó là đánh đập, bắt giữ người trái pháp luật, bắt cóc, đập phá đồ đạc...tóm lại là những hành vi gây ra sự sợ hãi cao độ
  • Đổ chất bẩn vào nhà, xịt sơn, khóa cổng, đi theo bám sát đối tượng con nợ, uy hiếp tinh thần người thân của con nợ hoặc thậm chí ngồi lỳ tại nhà đối tượng cho đến khi đối tượng chịu trả nợ

Phần 4
Quy trình đòi nợ diễn ra như thế nào

Quy trình đòi nợ thường sẽ diễn ra 3 bước đó là :

Bước 1 - Xác minh tính pháp lý khoản nợ của khách hàng

  • Bạn đầu Công ty đòi nợ cần phải xác minh tính pháp lý của khoản nợ : là xem xét đối chiếu lại toàn bộ chứng từ nợ của khách hàng cung cấp có đầy đủ cơ sở pháp lý hay không. Thời hiệu còn hay hết và các thức khôi phục lại thời hiệu
  • Xác minh tồn tại của con nợ : Nếu con nợ là cá nhân thì cần phải xác minh con nợ còn sống hay đã chết địa chỉ cư trú tại đâu, nếu con nợ là doanh nghiệp thì cần phải xác minh doanh nghiệp có tồn tại hay không và địa chỉ doanh nghiệp tại đâu
  • Xác minh về khả năng thanh toán khoản vay của con nợ : Xác minh tài sản đảm bảo thanh toán của con nợ với khách hàng cho vay, Xác minh các tài sản đã cố ý che dấu để trốn nợ
  • Thời gian xác minh hồ sơ của khách hàng sẽ không quá 5 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ

Bước 2 - Thỏa thuận tiền phí dịch vụ và tiền công tác phí

Khách hàng và công ty thu hồi nợ sẽ cùng nhau thỏa thuận khoản phí dịch vụ đòi nợ và phí công tác hỗ trợ cho quá trình đòi nợ được xác định theo hợp đồng thu nợ

Bước 3 - Tiếp cận con nợ thương lượng thu hồi nợ

Ở bước này thì công ty thu hồi nợ sẽ sử dụng các biện pháp để thu hồi khoản nợ cho khách hàng

Phần 8
Kết luận

Trên đây là những thông tin liên quan đến luật sửa đổi Luật đầu tư về việc liên quan đếm cấm dịch vụ đòi nợ thuê. Rất mong những thông tin trên sẽ giúp các bạn có thêm những thông tin bổ ích

Xem thêm các bài viết khác

Chia sẻ : facebook
1
Để Lại Phản Hồi Bình Luận/Đánh Giá
0 0 lượt đánh giá
avatar
  1. Nguyễn chân thành

    Chính phủ cấm đòi nợ thuê như vậy tôi già rồi không đòi tiền mua hàng chịu của khách hàng ở tỉnh xa thì tôi mất tiền à ? như vậy tôi sẽ phá sản vì bạn hàng lấy nguyên liệu chịu là bình thường từ trước tới nay- bây giờ họ ko trả -theo luật tôi phải làm đơn gửi tòa nơi con nợ sinh sống và phải đến đó hầu tòa rồi khi thi hành án lại phải đi điều tra xem con nợ có cái gì không báo cáo thi hành án mới được thi hành mà người thân của con nợ lại là người thi hành án nơi họ sống thì tôi có còn hy vọng đòi được hàng trăm triệu không thưa luật sư ? và khi tôi chết thì ai là người theo để hỏi thi hành án lành án có thể kéo dài có khi hàng chục năm và cuối cùng là mất nếu có dịch vụ đòi nợ tử tế thì tôi còn hy vọng lấy được 1 nửa có cách nào cứa vớt nợ của tôi không ? khi con nợ không trả thì không có chế tài đủ mạnh họ sẽ làm giàu bất chính trteen mồ hôi của người khác vô cùng dễ dàng