Joint Venture là gì? Ưu điểm, nhược điểm của Joint Venture mới nhất 2024

Cập nhập ngày : 01/08/2023 bởi Mai Xuân Tiến

Joint Venture được xem là một thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong giới kinh doanh và được xem như là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển sự một tổ chức doanh nghiệp. Vậy Joint Venture là gì? có bao nhiêu hình thức Joint Venture? chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Mở thẻ tín dụng VIB 100% Online - Hoàn tiền lên đến 10%
Hoàn Tiền Lên Đến 10%
Mở thẻ ngay 100% Online, Nhận thẻ sau 2 ngày, Ưu đãi hấp dẫn, Tiêu pha thả ga
Hạn mức mở thẻ lên đến 1.2 tỷ đồng

Phần 1
Joint Venture là gì

Joint Venture có tên gọi tiếng Việt là doanh nghiệp liên doanh. Đây là hoạt động chỉ sự kết hợp làm ăn của hai công ty độc lập với nhau hoặc của một chính phủ với một công ty. Liên doanh là phương pháp hiệu quả và tối ưu của nhiều công ty và tập đoàn nhằm xây dựng và phát triển doanh nghiệp của mình ngày một lớn mạnh.

Liên doanh là hình thức hợp tác tự nguyện giữa các bên kinh doanh thông qua việc cùng nhau góp vốn góp vốn để thành lập công ty hoặc xây dựng, phát triển dự án, hợp tác quản lý, sản xuất và chia lãi theo sự thỏa thuận trước đó. Việc liên doanh có thể là sự hợp tác giữa các công ty, tập đoàn trong nước hoặc có thể với các công ty, doanh nghiệp nước ngoài dựa vào sự thỏa thuận của 2 bên với mục đích hợp tác để cùng phát triển.

Joint Venture là gì

Joint Venture là gì

Liên doanh là một trong những chiến lược tốt nhất cho những công ty tập đoàn cần vốn để thực hiện một dự án nào đó khi chưa đủ khả năng thực hiện một mình. Việc liên doanh sẽ giảm thiểu nhiều rủi ro và mang đến 1 nguồn lực lớn , điều này rất tốt cho việc cung cấp các dịch vụ và hàng hóa. Điểm nổi bật của loại hình này là nó tạo điều kiện rất thuận lợi cho cả 2 bên liên doanh khai thác nguồn lực, công nghệ và hiểu biết thị trường.

Đặc biệt tỷ lệ góp vốn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ tham gia của bên liên doanh. Bên nào góp vốn nhiều hơn sẽ có quyền hành nhiều hơn và được hưởng số % lợi nhuận nhiều hơn.

Phần 2
Ưu điểm và nhược điểm của Joint Venture (doanh nghiệp liên doanh)

Để có chiến lược liên doanh tốt các doanh nghiệp phải chỉ rõ được những những mặt tốt để phát huy và hạn chế những nhược điểm và tổn thất tối thiểu. Dưới đây là một số những ưu điểm và nhược điểm chủ yếu của chiến lược liên doanh:

Ưu điểm và nhược điểm của Joint Venture

Ưu điểm và nhược điểm của Joint Venture

Ưu điểm của chiến lược Joint Venture (doanh nghiệp liên doanh)

  • Giúp cho các công ty , tập đoàn cần thực hiện dự án nhưng chưa có công nghệ tân tiến, không có đủ vốn và nhân lực tầm cao tăng cường nguồn vốn đầu tư, công nghệ và nguồn nhân lực, từ đó đôi bên hỗ trợ lẫn nhau để đưa ra thị trường những sản phẩm tốt nhất và đem lại lợi nhuận cao nhất. 
  • Hợp tác trao đổi sẽ giúp những doanh nghiệp học hỏi thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm, bí quyết kinh doanh… Đây là yếu tố rất quan trọng dành cho những công ty mới thành lập.
  • Liên doanh là cơ hội lớn giúp cho các công ty, tập đoàn có thể mở rộng quy mô thị trường, tiếp cận được nhiều lĩnh vực và nhiều đối tượng khách hàng hơn. 
  • Lựa chọn hình thức liên doanh cũng sẽ giúp cho bạn tiết kiệm tối đa chi phí và giúp công ty hạn chế rủi ro tối đa bởi mỗi bên sẽ chịu trách nhiệm với phần đóng góp của mình.
  • Việc liên doanh phải được xuất phát từ sự tự nguyện giữa hai bên và hợp đồng hợp tác phải quy định rõ về việc chia lợi nhuận giữa 2 bên. Thông thường càng đầu tư nhiều cổ phần thì càng có lợi nhuận cao.
  • Chiến lược liên doanh không nhất thiết là chỉ có 2 đơn vị mà có thể có nhiều đơn vị hợp tác với nhau tùy theo mục tiêu của các đơn vị đề ra và nhu cầu về vốn, công nghệ cũng như nguồn nhân lực.
  • Tất nhiên việc chiến lược liên doanh phải là sự hợp tác giữa 2 công ty trở lên nên không thể có chuyện một bên sở hữu 100% cổ phần.
  • Cải thiện tính cạnh tranh, hướng sản phẩm đến những đối tác khác.

Nhược điểm của chiến lược Joint Venture (doanh nghiệp liên doanh)

  • Việc liên doanh cần có sự đóng góp ý kiến, quản lý và điều hành giữa nhiều bên nên dễ xảy ra mâu thuẫn, căng thẳng khi có những ý kiến trái chiều lúc đưa quyết định.
  • Những công ty nhỏ, mới mở thiếu kinh nghiệm rất dễ bị những công ty liên doanh lớn thâu tóm và nắm quyền điều hành.
  • Có khả năng rủi ro, phá sản khi hợp tác những công ty liên doanh là những công ty ma, lừa đảo.
  • Đối với các dự án liên quan đến vấn đề văn hoá thì việc liên doanh sẽ gặp nhiều khó khăn trong vấn đề pháp lý.
  • Các doanh nghiệp muốn hợp tác với những công ty, tập đoàn lớn thì cần có hình thức hoạt động chuyên nghiệp và có các chuyên gia hàng đầu để quản lý và điều hành để xây dựng uy tín và thể tiềm năng phát triển.
  • Khi liên doanh với nước ngoài, doanh nghiệp Việt còn gặp phải rào cản ngôn ngữ, sự khác nhau về lối sống, phong tục tập quán, tư duy… Cũng là những điều gây bất lợi đến việc kinh doanh.
  • Việc liên doanh đòi hỏi phải có những thủ tục minh bạch chặt chẽ để tránh những tranh chấp sau này cho nên những thủ tục này thường mất khá nhiều thời gian.

Phần 3
Có nên thực hiện chiến lược liên doanh (Joint Venture) không?

Việc liên doanh là điều không còn xa lạ với bất kỳ doanh nghiệp nào. Với nhiều doanh nghiệp liên doanh là cơ hội lớn để phát triển và trau dồi kinh nghiệm cũng như khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Tất nhiên để có thể phát huy tối đa những ưu điểm của liên doanh thì doanh nghiệp phải có kế hoạch hoạt động chi tiết và xây dựng được uy tín và thương hiệu của riêng mình. Một chiến lược liên doanh thành công là khi doanh nghiệp đạt được những điều sau:

  • Quản lý tốt nguồn lực: Việc gia tăng nguồn lực từ bên đối tác có đóng góp to lớn đến tiến độ cũng như chất lượng của dự án. Chính vì thế doanh nghiệp có thể điều hành được nguồn lực gia tăng từ nhiều bên liên doanh sẽ giúp cho dự án được thực hiện nhanh chóng và mang lại lợi nhuận cao nhất.
  • Phối hợp chuyên môn: Mỗi tổ chức, tập đoàn liên doanh đều có những thế mạnh riêng, việc khai thác tối đa những thế mạnh ấy sẽ giúp cho sản phẩm tung ra thị trường đảm bảo về số lượng lẫn chất lượng.
  • Tiết kiệm chi phí dự án: Chi phí nhắc đến ở đây có thể bao gồm chi phí quảng cáo, tìm hiểu thị trường, tìm thị trường cung ứng. Việc liên doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp mở rộng mối quan hệ để hỗ trợ làm truyền thông, xây dựng nguồn cung và cầu hợp lý.
  • Mở rộng quy mô ra những thị trường mới: Thông qua việc liên doanh các doanh nghiệp có thể đưa thương hiệu của mình tới nhiều nơi thậm chí là ra nước ngoài.

Phần 4
Những hình thức liên doanh (Joint Venture) trên thị trường

Theo như các nhà kinh tế học thì liên doanh có 4 hình thức chính sau đây

Liên doanh (Joint Venture) hội nhập phía trước

Liên doanh hội nhập phía trước hay còn gọi là liên doanh xuôi dòng. Khi liên doanh xuôi dòng các doanh nghiệp sẽ hoạt động theo hướng chuyển dần đến hợp tác để sản xuất ra những sản phẩm hoàn chỉnh, đóng gói và vận chuyển để người tiêu dùng.

Liên doanh hội nhập (Joint Venture) phía sau

Liên doanh hội nhập phía sau tức là liên doanh chủ yếu tập trung vào việc sản xuất và khai thác các sản phẩm đầu vào cho sản phẩm thành phẩm. Giúp giảm thiểu chi phí sản xuất và khai thác của các bên liên doanh.

Liên doanh (Joint Venture) mua lại

Liên doanh mua lại là hình thức hợp tác mà nguyên liệu đầu vào được cung ứng bởi bên đối tác.

Liên doanh (Joint Venture) đa giai đoạn

Liên doanh đa giai đoạn thường là hình thức liên doanh diễn ra ở những công ty lớn. Có thể lấy ví dụ một nhà sản xuất có thể liên kết với đại lý hoặc bán lẻ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh mỗi bên.

Phần 5
Phân biệt giữa công ty liên doanh (Joint Venture) và công ty 100% vốn nước ngoài:

Công ty liên doanh (Joint Venture) là gì?

Nhiều người lầm tưởng rằng công ty liên doanh là một hình thức của công ty đa quốc gia nhưng sự thật thì không phải vậy, để hiểu rõ và phân biệt rõ ràng hơn về công ty liên doanh thì mọi người cần nắm rõ bản chất của của chiến lược liên doanh trong hoạt động kinh doanh.

  • Công ty liên doanh được thành lập với vai trò là một công ty độc lập
  • Thành lập giữa các các công ty, tập đoàn chứ không phải do từng cá nhân doanh nghiệp liên doanh với nhau.
  • Việc quản lý dựa trên sự bình đẳng, tự nguyện giữa các bên đối tác nhằm đem lại lợi ích cao nhất giữa các bên  
  • Mức độ tham gia quản lý phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của các bên
  • Công ty liên doanh là sự kết hợp giữa các công ty trong nước hoặc giữa các công ty tại Việt Nam và nước ngoài. Khoản vốn đầu tư sẽ do những bên liên doanh cùng chịu trách nhiệm.

Những mục đích căn bản của việc liên doanh như sau:

  • Khai thác, tận dụng tối đa những thế mạnh của đối tác liên doanh.
  • Được bảo hộ và hỗ trợ bởi nhiều bên ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
  • Gia tăng vốn để phát triển dự án và giải quyết vấn đề nhân sự.

Công ty 100% vốn nước ngoài là gì?

Công ty 100% vốn nước ngoài là công ty nước ngoài được thành lập ở Việt Nam và thuộc sở hữu hoàn toàn từ những nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư không chỉ là tổ chức, tập đoàn mà còn có thể là một cá nhân. Những nhà đầu tư phải tự chịu hoàn toàn trách nhiệm về khoản đầu tư của mình.

Phần 6
Kết luận

Trên đây là thông tin chi tiết về Joint Venture hay còn gọi là doanh nghiệp liên doanh giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm của Joint Venture và lợi ích khi có kế hoạch liên doanh hợp lý . Hy vọng qua bài viết này bạn có thể tự mình xây dựng kế hoạch kinh doanh hợp tác phù hợp để có thể đạt được lợi nhuận tối đa.

Bạn có thể thích

Chia sẻ : facebook
1
Để Lại Phản Hồi Bình Luận/Đánh Giá
0 0 lượt đánh giá
avatar

    Bạn hãy là người bình luận đầu tiên !