EBITDA là gì ? Công thức tính chỉ số EBITDA mới nhất 2024

Cập nhập ngày : 01/08/2023 bởi Mai Xuân Tiến

EBITDA là một thuật  ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực tài chính. EBITDA thường được các nhà đầu tư sử dụng  để theo dõi các chỉ số báo cáo tài chính. Vậy EBITDA là gì chúng ta hãy tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Phần 1
EBITDA  là gì ? Tìm hiểu về chỉ số EBITDA

EBITDA có tên gọi đầy đủ bằng Tiếng Anh là Earnings before interest, Depreciation and Amortization và dịch sang tiếng Việt là thu nhập trước thuế, trả lãi và khấu hao. 

Chỉ số EBITDA được sử dụng làm thước đo lợi nhuận hiện tại của công ty hay còn gọi là tỷ suất sinh lợi. Chỉ số EBITDA được tính dựa trên nguồn thu nhập trừ đi các chi phí không kể  tiền lãi, thuế và khấu hao.

Nhìn vào chỉ  EBITDA mà ta có thể biết được công ty đó kiếm được bao nhiêu lợi nhuận so với tài sản hiện tại và hoạt động của nó dựa trên sản phẩm, hàng hóa sản xuất và tiêu thụ trên thị trường, từ đó mà EBITDA được dùng làm đại diện cho dòng tiền. 

Mặc dù chỉ số EBITDA thường có mặt trên các báo cáo tài chính nhưng chỉ số này không được xem là một phần của nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung (GAAP) của SEC.

Ebitda là gì

Ebitda là gì

Phần 2
Chỉ số EBITDA được sử dụng như thế nào?

Chỉ số EBITDA cho phép nhà đầu tư loại bỏ 2 chi phí đó là chi phí về những khoản nợ chưa trả và các  khoản phí liên quan đến thuế hay bỏ qua vấn đề liệu một doanh nghiệp có được hưởng những ưu đãi thuế không? Từ đó mà chỉ số EBITDA thể hiện khách quan và chú trọng vào khả năng tạo ra thu nhập từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp. Cụ thể chỉ số EBITDA giúp doanh nghiệp xem xét những vấn đề sau:

  • Liệu một doanh nghiệp có khả năng kiểm soát các khoản nợ không?
  • Tình hình hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như thế nào khi không tính đến tiền thuế và lãi của các khoản vay?
  • Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp liệu tạo ra lợi nhuận đủ để trả nợ, duy trì hoạt động hay mở rộng kinh doanh hay không?

Chính vì chỉ số EBITDA có thể ước tính được giá trị tài sản của các doanh nghiệp một cách nhanh chóng cho nên trong một số trường hợp số liệu EBITDA thường được sử dụng làm đại diện cho dòng tiền. 

Bên cạnh đó, đối với một công ty không có lợi nhuận thì các nhà đầu tư có thể sử dụng chỉ số EBITDA để đánh giá tiềm năng phát triển của công ty đó. Chỉ số EBITDA không chỉ được sử dụng để các nhà đầu tư so sánh, lựa chọn đầu tư vào các doanh nghiệp mà còn giúp các chủ doanh nghiệp so sánh hiệu suất kinh doanh của mình với các đối thủ cạnh tranh.

Phần 3
Cách tính chỉ số EBITDA

Cách tính chỉ số EBITDA

Cách tính chỉ số EBITDA

Để tính chỉ số EBITDA ( lợi nhuận trước thuế) ta có thể sử dụng 1 trong 3 công thức sau đây

EBITDA = Tổng thu nhập sau thuế + tiền thuế phải trả + tiền lãi từ các khoản vay chi phí khấu hao 

EBITDA = Tổng thu nhập trước thuế + tiền lãi từ các khoản vay + chi phí khấu hao 

EBITDA = EBIT + chi phí khấu hao 

Trong đó :

  • EBIT: Thu nhập ròng  là số liệu được lấy từ bảng hoạt động kinh doanh chưa bao gồm khấu hao. 
  • Khấu hao được xem qua những kênh sau:

             - Tại mục khấu hao lũy kế trong năm từ bảng cân đối kế toán

             - Tại mục khấu hao tài sản từ bảng lưu chuyển dòng tiền.

Ví dụ doanh thu của một tổ chức doanh nghiệp trong năm 2020 có tổng doanh thu trước thuế là 10 tỷ, tiền lãi các khoản vay là 3 tỷ đồng, chi phí khấu hao 1 tỷ đồng. Suy ra lợi nhuận trước thuế (EBITDA)  của doanh nghiệp đó sẽ là 14 tỷ đồng.

Phần 4
Chỉ số EBITDA có ý nghĩa như thế nào trong phân tích kinh doanh

Chỉ số EBITDA không bao hàm các khoản phí ảnh hưởng đến tiềm năng kinh doanh của một doanh nghiệp như tiền lãi từ các khoản vay, tiền thuế và chi phí khấu hao. Cụ thể như sau:

Lãi suất các khoản vay

Lãi suất không được tính vào chỉ số EBITDA vì mỗi công ty có cấu trúc tài chính khác nhau thì sẽ có mức lãi khác nhau. Lãi suất ở đây được phát sinh từ các khoản vay của công ty dùng để duy trì hoặc phát triển hoạt động kinh doanh của mình.

Cấu trúc các công ty khác nhau thì sẽ có cấu trúc vốn khác nhau, từ đó mà nhu cầu vay vốn khác nhau. 

Bên cạnh đó một số doanh nghiệp coi những khoản khấu trừ từ thuế là lãi vay. Điều này có nghĩa là các công ty có thể tận dụng   các khoản thanh toán lãi được khấu trừ thuế làm  lá chắn thuế doanh nghiệp.

Tiền thuế

Thuế là một khoản tiền mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả cho chính phủ trong phạm vi quyền hạn của công ty. Mức thuế của các doanh nghiệp không cố định mà phụ thuộc vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp.

Do đó mà thuế thu nhập của từng doanh nghiệp sẽ không được tính trong chỉ số EBITDA. Bởi yếu tố này dễ ảnh hưởng đến lãi suất các khoản vay và nhiều khoản chi phí khác. Từ đó khiến cho kết quả lợi nhuận ròng cuối cùng sẽ không khách quan.

Chi phí khấu hao

Chi phí khấu hao cũng là một con số dao động bởi nó sẽ tùy thuộc vào các khoản tiền mà công ty đầu tư và không có chức năng phản ánh hiệu suất hoạt động hiện tại của doanh nghiệp.

Ví dụ như các công ty sở hữu tài sản cố định như văn phòng hoặc xe có thể bị mất giá trị do hao mòn. Chi phí khấu hao dựa trên một phần tài sản vật chất cố định của công ty không thể có giá trị vĩnh viễn nhưng điều này không có nghĩa là công ty không hoạt động tốt. Ngoài ra cho phí khấu hao có thể gia tăng khi mà các tài sản vô hình như bằng sáng chế sẽ được khấu hao vì chúng có thời hạn sử dụng hạn chế (bảo vệ cạnh tranh) trước khi hết hạn.

Phần 5
Một số lưu ý khi sử dụng chỉ số  EBITDA

Mặc dù chỉ số  EBITDA luôn là những số liệu được quan tâm hàng đầu đối với bất kỳ nhà đầu tư nào tuy nhiên chỉ số này chỉ phát huy tác dụng thực sự của nó khi các nhà đầu tư và các doanh nghiệp sử dụng  chính xác. Sau đây là một số những lưu ý  về chỉ số  EBITDA cho các nhà đầu tư

Chỉ số  EBITDA không đại diện cho dòng tiền

Do công thức tính chỉ số  EBITDA không bao hàm các khoản chi phí khấu hao tài sản cho nên nhiều nhà đầu tư đã lầm tưởng rằng  EBITDA là chỉ số đại diện cho dòng tiền.

Mặc dù  EBITDA là chỉ số cho phép đánh giá khách quan khả năng hoạt động và lợi nhuận của doanh nghiệp nhưng nó không hoàn toàn là công cụ đo lường chính xác dòng tiền của một tổ chức doanh nghiệp. Chỉ số  EBITDA âm đồng nghĩa với việc một doanh nghiệp đang gặp vấn đề trong hoạt động kinh doanh và kiểm soát dòng tiền. Tuy nhiên chỉ số  EBITDA dương chưa chắc là doanh nghiệp có khả năng sinh lời tốt và tạo ra tiền mặt.

Chỉ số  EBITDA không liên quan đến sự dịch chuyển trong vốn lưu động, các khoản đầu tư, dòng tiền tài chính nên nó không thể phản ánh chính xác tài chính doanh nghiệp như chỉ tiêu ở trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Cần hiểu đúng về cách hoạt động của chỉ số EBITDA 

Vì cách tính EBITDA cho phép lược bỏ đi nhiều chi phí của doanh nghiệp, nên chỉ số này thường cho ra một con số tuyệt đối lớn hơn rất nhiều so với chỉ số EBIT hay còn gọi là lợi nhuận cuối cùng (lợi nhuận thuần).

Lợi dụng điều này mà nhiều doanh nghiệp đã sử dụng chỉ số EBITDA để nâng cao khả năng hoạt động của mình và kêu gọi đầu tư. Bằng việc tạo ra một con số kế toán hoàn hảo dựa trên EBITDA, nhiều nhà đầu tư đã lầm tưởng vào khả năng phát triển và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Như đã đề cập ở trên, chỉ số EBITDA âm sẽ như một tín hiệu cảnh báo doanh nghiệp cần điều chỉnh lại đề án kinh doanh của mình. Nhưng, điều này không có nghĩa là chỉ số EBITDA dương thể hiện tiềm năng phát triển và khả năng sinh lời của công ty.

Phần 6
Hạn chế của chỉ số EBITDA

Bên cạnh những mặt tốt chỉ số EBITDA còn tồn tại một số hạn chế sau

Về các chi phí khấu hao tài sản

Chi phí khấu hao tài sản giống như một chi phí vô hình được đo lường bởi sự tổn thất hay sự suy giảm giá trị của thiết bị, máy móc, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh khi bị hao mòn, hỏng hóc. 

Chính vì loại bỏ chi phí khấu hao mà chỉ số EBITDA thường rất cao và phản ánh chưa chính xác về hoạt động kinh doanh của công ty.

Về vốn lưu động

Tất cả các doanh nghiệp đều cần có vốn lưu động để sản xuất lưu hành sản phẩm ra thị trường. Vốn lưu động giúp họ tại được  lượng hàng tồn kho cần thiết, lấp đầy các kênh bán hàng, tránh tình trạng thiếu hàng.

Tuy nhiên đối với những công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ,  chỉ số EBITDA không tính đến các chi phí để phát triển các phiên bản phần mềm hiện tại hoặc các sản phẩm dự kiến của các công ty hoạt động. Điều này cũng có nghĩa là EBITDA sẽ bỏ qua nguồn vốn lưu động của các công ty, doanh nghiệp này.

Chưa thực sự chiếm được lòng tin của các nhà đầu tư

Vào những thời kỳ bắt đầu phát sinh lãi, phí, thuế, khấu hao, một số công ty có thể lợi dụng những chuyển đổi trong kế toán để thay đổi chỉ số EBITDA. Điều này khiến EBITDA mất đi chức năng của nó và không còn phản ánh đúng khả năng của công ty.

Trên đây là thông tin chi tiết về chỉ số EBITDA. Ta có thể thấy rằng EBITDA có vai trò quan trọng trong bất kỳ báo cáo tài chính nhưng bất kỳ nhà đầu tư hay doanh nghiệp nào cũng nên cân nhắc nhiều số liệu khác cùng với EBITDA để có cái nhìn chính xác nhất về khả năng tài chính của một doanh nghiệp.

Bạn có thể thích

Chia sẻ : facebook
1
Để Lại Phản Hồi Bình Luận/Đánh Giá
0 0 lượt đánh giá
avatar

    Bạn hãy là người bình luận đầu tiên !