Giải ngân là gì ? Top những cách giải ngân hiệu quả năm 2024

Cập nhập ngày : 01/08/2023 bởi Mai Xuân Tiến

Trong ngành ngân hàng, giải ngân là một trong số những thuật ngữ rất quen thuộc. Tuy nhiên, bản chất của cụm từ giải ngân không phải ai cũng nắm rõ. Vẫn còn rất nhiều người thắc mắc không biết giải ngân là gì?  Vậy hãy cùng chiasevaytien.com tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây

Giải ngân là gì?

Giải ngân có thể được được giải thích một cách dễ hiểu nhất đó là việc  một khoản tiền được chi ra dựa trên thỏa thuận của ngân hàng và người vay tiền, hoặc đó cũng có thể là thỏa thuận giữa cá nhân với tổ chức nào đó. Số lần giải ngân không bị giới hạn, tất cả là dựa vào sự thỏa thuận giữa hai bên trong bản hợp đồng đã được ký kết trước đó. Đồng thời, số lượng giải ngân cũng phụ thuộc vào bản hợp đồng ấy. Số tiền được giải ngân có thể chuyển cho người nhận bằng rất nhiều hình thức như là chuyển khoản, chuyển tiền mặt, hay phiếu séc,....
 

Giải ngân là gì

Giải ngân là gì

Cụ thể hơn với ngành ngân hàng, giải ngân được xem như là hình thức ngân hàng cung cấp tiền cho một cá nhân, hay một tổ chức nào đó vay mượn để sử dụng. Tất cả các khoản tiền giải ngân từ ngân hàng đều được tính toán cụ thể dựa trên việc thẩm định tài sản. Giải ngân thường được biết đến trong việc vay vốn từ ngân hàng . Sau khi xem xét hồ sơ và thẩm định được ngân hàng phê duyệt khoản vay nào đó, ngân hàng có thể xuất các khoản vay này từng đợt hoạt trong một lần. 

Bạn có thể xem  : Đáo hạn là gì ? những điều cần lưu ý khi đáo hạn

Có mấy hình thức giải ngân?

Sau khi tìm được câu trả lời giải ngân là gì? Chắc hẳn bạn vẫn còn băn khoăn không biết liệu có mấy hình thức giải ngân? Trong ngân hàng hiện nay đang áp dụng hai hình thức giải ngân khá phổ biến đó là giải ngân phong tỏa và không phong tỏa. Hình thức giải ngân này thường được ngân hàng áp dụng trong việc vay mượn mua nhà. 

Giải ngân phong tỏa

HÌnh thức giải ngân phong tỏa được giải thích là việc mà ngân hàng giải ngân đúng bằng giá trị của tài sản (nhà) mà người vay định mua. Tuy nhiên, sau khi bên bán (nhà) nhận được khoản tiền được giải ngân từ phía ngân hàng, thì số tiền được vẫn bị ngân hàng phong tỏa và chưa được phép sử dụng. Số tiền này chỉ được phép sử dụng sau khi bên mua hoàn thành các thủ tục sang tên tại cơ sở có thẩm quyền.

Giải ngân phong tỏa

Giải ngân phong tỏa

Trong một số trường hợp, bên bán có thể được nhận số tiền này như là một khoản tiết kiệm được gửi trong ngân hàng và được hưởng lãi suất như bình thường. Thông thường, hình thức giải ngân phong tỏa này được áp dụng phần lớn cho  những người mua nhà trả góp. Việc ngân hàng áp dụng hình thức giải ngân phong toả này mang đến sự an toàn cho cả hai phía là người vay và ngân hàng. Bởi vì trên thực tế, sẽ có rất nhiều vấn đề có thể xảy ra trong quá trình làm thủ tục sang tên từ người bán sang người mua như là: hồ sơ không thể thẩm định, được, thuế được kê khai chưa đúng nên không thể phê duyệt hồ sơ,...

Trong lúc đợi hồ sơ, số tiền được ngân hàng giải ngân có thể không được sử dụng, nhưng bạn vẫn có thể gửi trong ngân hàng như một khoản tiết kiệm, và vẫn được tính lãi như bình thường. Sau khi được hoàn tất thủ tục sang tên, người bán có thể tuỳ ý sử dụng, có thể tiếp tục gửi hoặc rút tiền mặt ra để sử dụng. 

Bạn có thể xemTất toán là gì ? Những điều cần biết về tất toán

Giải ngân không phong tỏa

Sự khác biệt giải ngân phong tỏa với giải ngân không phong tỏa đó là người mua có thể đề xuất vay sang tài khoản của người bán, do vậy mà người bán có quyền được sử dụng số tiền đó luôn. Đối với hình thức giải ngân này mang đến nhiều sự tiện lợi hơn cho người bán, nhanh chóng kịp thời sử dụng bất cứ khi nào người bán có nhu cầu. 

Giải ngân không phong tỏa

Tuy nhiên điểm hạn chế có hình thức này đó là không phải ngân hàng nào cũng áp dụng việc giải ngân không phong tỏa. Bởi vì, so với việc giải ngân phong tỏa thì việc ngân không phong tỏa mang đến nhiều rủi ro hơn đối với ngân hàng, vì thế nó không được nhiều ngân hàng khuyến khích áp dụng. 

Bài viết trên đây chiasevaytien.com vừa giúp bạn trả lời câu hỏi giải ngân là gì? Đồng thời còn chia sẻ thêm với bạn về các hình thức trong giải ngân. Mong rằng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn rõ hơn về giải ngân và an tâm khi tham gia vào bất kỳ hình thức vay vốn nào của ngân hàng. 
 

Chia sẻ : facebook
1
Để Lại Phản Hồi Bình Luận/Đánh Giá
0 0 lượt đánh giá
avatar

    Bạn hãy là người bình luận đầu tiên !